Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương "bật mí" về thương vụ mua Emart Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương và Emart ký kết 3 thỏa thuận chính thức, gồm thỏa thuận chuyển nhượng vốn, nhượng quyền thương mại và mua bán hàng hóa…

Tại đại hội cổ đông thường niên của Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) diễn ra chiều  31/5, lãnh đạo Thaco đã "bật mí" về thương vụ mua Emart Việt Nam.
 

 Siêu thị Emart tại Q.Gò Vấp (Ảnh: IT)
Siêu thị Emart tại Q.Gò Vấp (Ảnh: IT)


Theo đó, giữa Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương và Emart đã ký 3 thỏa thuận chính thức gồm: Thỏa thuận nhượng vốn (chuyển nhượng 100% vốn của Công ty TNHH Emart Việt Nam, gồm cửa hàng hiện hữu và các dự án đang phát triển tại Việt Nam); Thỏa thuận nhượng quyền thương mại (cấp quyền thương mại độc quyền đối với mô hình đại siêu thị thương hiệu Emart); và thỏa thuận mua bán hàng hóa (phân phối các sản phẩm nhãn hiệu riêng NOBRAND của Emart tại thị trường Việt Nam).

Các giao dịch này sẽ được hoàn tất với Emart Inc (Hàn Quốc) vào tháng 6/2021. Đến năm 2022, Thaco sẽ đưa vào hoạt động thêm 3 đại siêu thị và đến 2025 thì doanh nghiệp của tỷ phú Trần Bá Dương sẽ đưa vào vận hành 11 đại siêu thị khắp cả nước.

Trước đó, hồi giữa tháng 5/2021, Thaco lộ xác nhận thông tin mua toàn bộ vốn Emart Việt Nam và trả phí nhượng quyền thương hiệu cho đại gia bán lẻ Hàn Quốc để vận hành, mở rộng hoạt động...

Thaco là một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu tại Việt Nam và là doanh nghiệp lớn thứ 4 cả nước do tỷ phú Trần Bá Dương làm Chủ tịch HĐQT. Nhà bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc sẽ nhận tiền bản quyền từ người mua Việt Nam. Điều này có thể hiểu thương hiệu E-mart vẫn hiện diện ở Việt Nam nhưng sẽ do doanh nghiệp Việt Nam điều hành.

Như vậy, chuỗi siêu thị với chiến lược giá rẻ lớn nhất Hàn Quốc sẽ "ở lại" Việt Nam và được vận hành dưới dạng nhượng quyền thương mại, Thaco sẽ trả phí bản quyền cho E-mart.

Siêu thị Emart đầu tiên với diện tích sử dụng gần 12.000 m2 tại quận Gò Vấp, TP.HCM được khai trương vào cuối năm 2015.

Siêu thị Emart Gò Vấp được đầu tư 60 triệu USD, từ khi mở cửa năm 2015 đến nay luôn đón một lượng khách đông đúc và trở thành điểm mua sắm ưa thích của người dân TP.HCM với những trải nghiệm bán lẻ mới mẻ, hàng hóa chất lượng, giá tốt. Động thái này được cho là bước đi tiếp theo của Thaco trong chiến lược biến mình trở thành tập đoàn đa dạng lĩnh vực trong tương lai.

Được biết, Emart là chuỗi cửa hàng giá rẻ lớn nhất và lâu đời nhất tại Hàn Quốc, đã thâu tóm chuỗi kinh doanh 16 siêu thị Wallmart (Mỹ) ở Hàn Quốc vào năm 2006. Với vai trò là chuỗi siêu thị bán lẻ số một tại Hàn Quốc, E-mart hiện là một phần không thể thiếu của Shinsegae - tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc với các định dạng kinh doanh đa dạng có thể kể đến như Starbucks Hàn Quốc, trung tâm thương mại Shinsegae, hệ thống Premium Outlet…

 


Gần đây, Thaco đã nộp hồ sơ lên Ủy ban chứng khoán Nhà nước để hủy đăng ký công ty đại chúng kể từ ngày 1/1/2021. Theo đó, doanh nghiệp sẽ không còn phải thực hiện các nghĩa vụ của công ty đại chúng như tuân thủ quy định về ngăn ngừa xung đột lợi ích; công bố thông tin... Việc hủy đăng ký công ty đại chúng, theo giải thích từ Thaco, là một phần trong kế hoạch tái cấu trúc lại tập đoàn.

Hồi giữa năm 2020, Thaco đã thông qua kế hoạch chia tách để thành lập các công ty quản lý các mảng kinh doanh riêng biệt. Mục tiêu của kế hoạch tái cấu trúc là thực hiện chiến lược phát triển Thaco thành tập đoàn công nghiệp đa ngành với ngành nghề chủ lực là ô tô và cơ khí, hai ngành chính là nông lâm nghiệp, đầu tư - xây dựng và các ngành kinh doanh bổ trợ là logistic, thương mại.


https://danviet.vn/thaco-cua-ty-phu-tran-ba-duong-bat-mi-ve-thuong-vu-mua-emart-viet-nam-20210531162536355.htm



Theo Quốc Hải (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Tổng Công ty CP Bia rượu Nước Giải Khát Sài Gòn sẽ chi hơn 830 tỷ đồng để mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây và chi hơn 100 tỷ đồng để mua hơn 2 triệu cổ phiếu WSB của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.