Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để các bộ, cơ quan, địa phương tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Theo đó, Chính phủ vừa có Nghị quyết số 51/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế".

img-4326.jpg
Thu hút, trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục là một trong những giải pháp nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ảnh: Phương Vi

Mục đích của Chương trình là xác định, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để các bộ, cơ quan, địa phương tập trung chỉ đạo nhằm tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đề ra tại Nghị quyết số 29-NQ/TW và Kết luận số 91-KL/TW. Đồng thời, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng.

Để thực hiện mục đích trên, Chương trình đặt ra nhiệm vụ, giải pháp cần phải quán triệt, nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong tổ chức triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, phát huy vai trò của người đứng đầu các cấp ủy, đảng, chính quyền, tạo sự thống nhất, đồng thuận, quyết tâm cao trong tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; nâng cao vai trò của các cấp ủy cơ sở giáo dục, đào tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, Kết luận số 91-KL/TW.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác truyền thông chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để nâng cao nhận thức của toàn xã hội, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, công chức, viên chức, người lao động ngành giáo dục trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo.

Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường thời lượng, chất lượng tin bài tuyên truyền về giáo dục và đào tạo. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số, bảo đảm an toàn thông tin trong ngành Giáo dục, nhất là tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo theo hướng khoa học, hiện đại, đồng bộ, liên thông, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong nước, kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn, bảo đảm khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ, khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; bảo đảm sự đồng bộ, liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý tạo sự đồng bộ về cơ chế, chính sách cho đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, đồng bộ, liên thông, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế và thực tiễn ở nước ta.

z6425373495826-acfecda451d53b90670061603bd7efa3.jpg
Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, đề xuất đối với biên chế ngành Giáo dục. Ảnh: Phương Vi

Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý theo hướng thực chất, đi vào chiều sâu, gắn quyền hạn với trách nhiệm, quy định rõ cơ chế phân cấp, ủy quyền; tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong việc quyết định biên chế, tổ chức bộ máy, chính sách đối với nhà giáo và phân bổ ngân sách nhà nước cho ngành giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ trong đổi mới giáo dục và đào tạo. Trong đó, cần sớm hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua Luật Nhà giáo; xây dựng Luật Học tập suốt đời; rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định về đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo, quản trị nhà trường, các chiến lược, quy hoạch của ngành giáo dục; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định để tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong việc quyết định biên chế, tổ chức bộ máy, chính sách đối với nhà giáo và phân bổ ngân sách nhà nước cho ngành giáo dục...

Tại Chương trình, Chính phủ cũng đề ra nhiệm vụ, giải pháp quan trọng khác là tập trung đầu tư hiện đại hóa giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; thu hút, trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành giáo dục.

Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, đề xuất đối với biên chế ngành giáo dục; kiểm tra việc phân bổ và giao biên chế ngành giáo dục ở các địa phương bảo đảm đúng số biên chế được phân bổ. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật...

Có thể bạn quan tâm

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Tại cuộc họp thẩm định, các đại biểu đều nhất trí với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về miễn học phí đối với học sinh, trong đó bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí là trẻ em, học sinh mầm non dưới 5 tuổi; học sinh THPT; học sinh học văn hoá THPT tại các cơ sở giáo dục.

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Việc dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT hiện nay áp dụng văn bản ban hành từ hơn 15 năm trước, trong khi đã thực hiện chương trình mới và thông tư mới về dạy thêm. Do vậy, mỗi nơi đang hiểu và thực hiện theo những cách khác nhau.

Gia Lai: Xây dựng ít nhất 6 trường học điển hình cấp tỉnh về môi trường ngoại ngữ trong năm 2025

Gia Lai: Xây dựng ít nhất 6 trường học điển hình cấp tỉnh về môi trường ngoại ngữ trong năm 2025

(GLO)- Ngày 1-4, Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch 782/KH-SGDĐT về thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2022-2025" trên địa bàn tỉnh năm 2025. Trong đó, phấn đấu xây dựng ít nhất 6 trường học điển hình cấp tỉnh về môi trường ngoại ngữ.

Gia Lai nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Ngày 28-3, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 755/KH-UBND về việc thực hiện chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.