Tăng thu nhập từ mô hình đa lợi ích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Qua hơn 1 năm triển khai, mô hình đa lợi ích nuôi cá nước ngọt kết hợp trữ nước tưới cho cây trồng đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp một số hộ dân ở xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) có thêm nguồn thu nhập ổn định.

Sau gần 12 tháng thả nuôi cá, ông Nguyễn Đức Thắng (làng Pờ Ngăl) đã xuất bán lứa đầu tiên hơn 2 tạ. Với giá bán 70.000 đồng/kg, ông thu được hơn 14 triệu đồng. Đợt này, ông Thắng chỉ lựa những con cá trắm cỏ 3,5-4 kg để xuất bán, số cá nhỏ còn lại chưa thu hoạch tiếp tục nuôi. Dự tính cuối năm nay, ông sẽ xuất bán khoảng 7 tạ cá. Ông Thắng cho biết, gia đình ông đào 3 ao để trữ nước tưới cho hơn 2 ha chanh dây, ớt và cây ăn quả. Tận dụng hơn 1.500 m2 mặt nước, ông chỉ bỏ ra vài triệu đồng mua hơn chục ký cá giống về thả. Sau 1 năm nuôi sẽ cho thu hoạch từ 4 đến 5 tạ cá thương phẩm, trở thành nguồn thu nhập tăng thêm của gia đình.

Theo ông Thắng, nuôi cá không tốn nhiều chi phí đầu tư, cũng ít tốn công chăm sóc. Trong khoảng 2-3 tháng đầu, ông bỏ ra khoảng 5-7 triệu đồng mua thức ăn cho cá ăn dặm. Ngoài ra, ông còn tận dụng rau, cỏ, các loại củ quả sẵn có trong vườn và thức ăn dư thừa của gia đình để cho cá ăn. Ban đầu, ông dự tính chỉ nuôi để tránh lãng phí phần diện tích mặt nước. Nhưng thấy hiệu quả nên thời gian tới, ông sẽ tăng lượng cá giống để nâng cao thu nhập.

Tận dụng 3 ao nước tưới phục vụ cây trồng, ông Nguyễn Đức Thắng (làng Pờ Ngăl, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) thả cá nuôi, mỗi năm thu nhập tăng thêm 50-60 triệu đồng. Ảnh: Minh Phương

Tận dụng 3 ao nước tưới phục vụ cây trồng, ông Nguyễn Đức Thắng (làng Pờ Ngăl, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) thả cá nuôi, mỗi năm thu nhập tăng thêm 50-60 triệu đồng. Ảnh: Minh Phương

Ông Huỳnh Phái Dân (cùng làng) cũng vừa xuất bán được hơn 4 tạ cá, thu về hơn 20 triệu đồng. Tận dụng dòng suối nhỏ chảy qua vườn, ông cải tạo và mở rộng thành ao chứa nước tưới cho hơn 2 ha nhãn, mắc ca và một số loại cây ăn quả, đồng thời ngăn lưới để nuôi cá. Tuy chưa có nhiều kinh nghiệm khiến lượng cá nuôi thất thoát gần quá nửa nhưng với số tiền bán cá thu được, ông Dân vẫn có lời. Do đó, ông dự tính sẽ tận dụng thêm diện tích 2 sào lúa nước để thả cá trắm cỏ, cá diếc, chép; phần diện tích ao nuôi hiện tại sẽ thả gấp đôi lượng cá giống để nâng cao thu nhập.

Ông Dân khẳng định, nuôi cá nước ngọt khá đơn giản vì chi phí đầu tư thấp và không phải bỏ nhiều công chăm sóc mà hiệu quả kinh tế lại cao. Nguồn thức ăn tự nhiên rất dễ kiếm, chủ yếu là rau, cỏ có sẵn trong vườn. Với giá bán như hiện nay (70.000 đồng/kg cá trắm, 35-40.000 đồng/kg cá rô phi, mè hoa), dự tính sang năm, ông có thể thu được hơn trăm triệu đồng từ bán cá. Cùng với việc bảo đảm nguồn nước tưới, mỗi năm, gia đình ông còn có thêm nguồn thu nhập hơn 200 triệu đồng từ các loại cây trồng.

Theo ông Trịnh Xuân Đồng-Chủ tịch Hội Nông dân xã Kông Lơng Khơng: Tuy chỉ là kết quả bước đầu nhưng có thể thấy, mô hình đa lợi ích nuôi cá nước ngọt kết hợp trữ nước tưới cho cây trồng đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới, giúp nông dân làm giàu chính đáng trên phần đất canh tác của mình. “Mới đây, xã đã ra mắt mô hình Nông hội nuôi cá nước ngọt gồm 45 thành viên tham gia với diện tích gần 20 ha mặt nước. Không chỉ tận dụng được lượng nước từ các ao hồ sử dụng tưới cây trồng mà người dân còn có thể nuôi cá để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống”-ông Đồng nhấn mạnh.

Mô hình nuôi cá nước ngọt tại xã Kông Lơng Khơng giúp các hộ dân sử dụng hiệu quả nguồn nước tưới còn góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình. Ảnh: Minh Phương

Mô hình nuôi cá nước ngọt tại xã Kông Lơng Khơng giúp các hộ dân sử dụng hiệu quả nguồn nước tưới còn góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình. Ảnh: Minh Phương

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã, hiện nay, cá do người dân nuôi chủ yếu bán tại các chợ trên địa bàn hoặc các chủ hồ câu thu mua về thả cho khách câu. Để đảm bảo chi phí, lợi nhuận, thương lái yêu cầu phải đáp ứng số lượng từ 1 đến 2 tấn cá mỗi lần thu gom đưa đi các chợ đầu mối. Đề cập giải pháp tháo gỡ khó khăn về đầu ra cho người dân, ông Đồng cho biết: “Chúng tôi đang vận động các hội viên liên kết và thống nhất thả cá từng đợt để đảm bảo sản lượng. Trước mắt, chúng tôi chia ra 3 nhóm (15 hộ/nhóm) và thả làm 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 1-2 tháng để mỗi lần thu hoạch đảm bảo sản lượng thu mua tập trung của thương lái và cũng luân phiên thu nhập trong năm của các hộ dân”.

Trao đổi với P.V, ông Trần Văn Nhơn-Chủ tịch UBND xã Kông Lơng Khơng-nhấn mạnh: Mô hình nuôi cá nước ngọt kết hợp trữ nước tưới cho cây trồng thu hút ngày càng nhiều hội viên tham gia, góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế địa phương. “Thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tận dụng tối đa quỹ đất, nhất là lợi thế về mặt nước để nuôi cá; đồng thời tăng cường liên kết tạo thị trường đầu ra ổn định, giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống”-Chủ tịch UBND xã Kông Lơng Khơng thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.