Tấm lòng của những thầy thuốc áo xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) đã phẫu thuật thành công những ca khó, trong đó có kỹ thuật vi phẫu nối mạch máu, nối dây thần kinh. Ngoài các kỹ thuật y khoa mới, sự hết lòng vì người bệnh của y-bác sĩ nơi đây đã tạo nên những kết quả khả quan trong công tác khám-chữa bệnh.
Các bác sĩ Khoa B1 (Bệnh viện Quân y 211) thực hiện ca phẫu thuật. Ảnh: Duy Hiển
Các bác sĩ Khoa B1 (Bệnh viện Quân y 211) thực hiện ca phẫu thuật. Ảnh: Duy Hiển
Đồng hồ đã điểm gần về 0 giờ, chuông điện thoại reo vang, bác sĩ trực thông báo: Bệnh nhân Lương Thị Đình (SN 1975, trú tại xã Ia Đal, huyện Ia Hdrai, tỉnh Kon Tum) nhập viện trong tình trạng mất máu nhiều, bị chấn thương cẳng chân phải do máy cắt cỏ cắt vào đứt gần 1/3 dưới cẳng chân, cần phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp để cứu chi tránh bị hoại tử.
Mặc dù không phải trong kíp trực, song Trung tá Nguyễn Anh Tuấn-Chủ nhiệm Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình (B1) nhanh chóng có mặt. Cuộc hội chẩn trong toàn bệnh viện đã thống nhất tiến hành phẫu thuật nối chi thể bằng kỹ thuật vi phẫu.
Kíp phẫu thuật do Trung tá Nguyễn Anh Tuấn làm kíp trưởng. Sau 5 giờ, ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp. Kíp phẫu thuật ai cũng thấm mệt. Tuy nhiên, họ nhìn nhau với ánh mắt tràn đầy niềm hy vọng vì đã giữ lại được chi thể cho bệnh nhân. 
Ca mổ được Ban Giám đốc đánh giá cao về phương pháp, tính chuyên môn của kíp phẫu thuật. Không giấu nổi sự xúc động, anh Võ Hoàng Hải-con trai của bệnh nhân Lương Thị Đình-chia sẻ: “Không biết nói gì hơn ngoài lòng biết ơn chân thành gửi đến các y-bác sĩ Bệnh viện Quân y 211 đã giữ lại được bước đi cho mẹ tôi. Các anh, chị thật sự là những bông hoa tươi thắm tô đẹp thêm truyền thống người chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ”.
Chữa bệnh cứu người là nhiệm vụ dành cho những người thầy thuốc mặc áo lính ở Bệnh viện Quân y 211 nói chung, Khoa B1 nói riêng. Vì vậy, tập thể y-bác sĩ ở đây luôn xác định phải không ngừng học tập, nghiên cứu bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của các kỹ thuật y khoa tiến bộ để xứng đáng là địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy của quân và dân trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
Đại tá Trần Xuân Lợi-Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 211-cho biết: “Không chỉ giỏi về y thuật, các y-bác sĩ làm việc xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm của những người thầy thuốc. Có người làm việc thầm lặng, không kể đêm ngày, tất cả đều là những tấm lòng hy sinh vì sức khỏe bệnh nhân”.
Năm 2020, Khoa B1 đã khám, thu dung điều trị, phẫu thuật hơn 3.200 ca. Đặc biệt, đơn vị đã cấp cứu thành công nhiều ca vi phẫu nối chi thể đứt lìa và chấn thương sọ não nguy kịch đến tính mạng. Ghi nhận những thành tích xuất sắc trong công tác điều trị, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã tặng danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” cho Khoa B1.
DUY HIỂN - QUÁN ANH

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.