Sinh viên ngành kinh tế: Hoặc chuyển đổi số, hoặc bị ra rìa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo nhiều lãnh đạo công ty công nghệ, sinh viên ngành nghề kinh tế - kinh doanh, nếu sau này muốn làm trong doanh nghiệp, chỉ có một lựa chọn duy nhất là chuyển đổi số.

Sinh viên Trường ĐH Kinh tế Hà Nội đặt câu hỏi với các CEO ẢNH: QUÝ HIÊN
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế Hà Nội đặt câu hỏi với các CEO ẢNH: QUÝ HIÊN


Theo các chuyên gia, đăng ký học khối ngành kinh tế là xu hướng được đông đảo người học lựa chọn, chỉ tiêu cho khối ngành này của các trường rất lớn, nguyện vọng đăng ký cũng chiếm đa số so với các khối ngành khác. Tuy nhiên, ngay cả với sinh viên đang theo học các ngành kinh tế, rất nhiều em không hình dung được công việc của mình sau khi ra trường. Trong một sự kiện có chủ đề “Việc làm trong kinh doanh và kinh tế số” mới đây do Trường ĐH Kinh tế Hà Nội tổ chức, các câu hỏi này lại được đặt ra với các CEO công nghệ nổi tiếng.

Trước băn khoăn của nhiều sinh viên, có phải khi doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh, đồng nghĩa với cắt giảm nhân sự, bà Đinh Thùy Giang, Phó giám đốc Công ty CP BPO Mắt Bão, chi nhánh Hà Nội, cho rằng máy móc không tự chuyển đổi số mà vẫn phải là con người. “Vì thế, nếu các bạn theo kịp được doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số thì các bạn phát triển bản thân, làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn. Chúng ta chỉ bị loại trừ khi không thích nghi được với việc chuyển đổi số”, bà Giang nói.

Theo ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc chính sách TikTok VN, chuyển đổi số có thể làm nên những câu chuyện diệu kỳ.

Ông Phạm Hải Văn, Giám đốc điều hành Haravan miền Bắc, thì cho rằng đại dịch Covid-19 khiến mọi người nhận ra chuyển đổi số tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của mình. Ông Văn chia sẻ: “Giờ đây, đã làm  kinh doanh là phải chuyển đổi số. Nếu không sử dụng thương mại điện tử, người kinh doanh chỉ có một lựa chọn: không kinh doanh nữa”.

Bà Thùy Giang khuyên sinh viên: “Khi học tập, các bạn hãy nắm bắt cơ hội là học với tâm thế để đi đến tương lai chứ không học để đối phó, càng không phải tranh thủ để chơi”.

Theo QUÝ HIÊN (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Cô Nguyễn Thị Thúy Nga-Giáo viên Trường Tiểu học Phan Chu Trinh hướng dẫn các em học bài. Ảnh: V.C

Điểm sáng về giáo dục học sinh toàn diện ở Phú Thiện

(GLO)- Lấy chất lượng học sinh làm thước đo hiệu quả giáo dục, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, trở thành điểm sáng trong đào tạo học sinh toàn diện và mũi nhọn tại địa phương.