Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi chuẩn bị xuất chính ngạch vào Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cục Bảo vệ thực vật thông báo, các địa phương chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện phục vụ đăng ký mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sau khi có nghị định thư cho mặt hàng sầu riêng đông lạnh và quả dừa tươi.

Ngày 26.3, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có văn bản yêu cầu các địa phương rà soát, tổng hợp các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi và sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Cục yêu cầu Chi cục các địa phương, các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thành phố thông báo và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Dừa tươi và sầu riêng đông lạnh chuẩn bị xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc. Ảnh: CTV
Dừa tươi và sầu riêng đông lạnh chuẩn bị xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc. Ảnh: CTV

Bên cạnh đó, rà soát đánh giá thực địa và tổng hợp danh sách các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi (quả có vỏ xanh và dừa gọt vỏ) cũng những cơ sở đóng gói sầu riêng đông lạnh gồm các loại: quả sầu riêng có vỏ, sầu riêng xay nhuyễn, cơm sầu riêng không có vỏ. Gởi kết quả tổng hợp về Cục trước ngày 1.4.

Hiện tại, Việt Nam mới xuất khẩu sầu riêng tươi chính ngạch sang Trung Quốc, giá trị đạt 2,1 tỉ USD. Theo các chuyên gia, nếu 2 mặt hàng này sớm được cấp phép có thể đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam tăng thêm khoảng 600 - 800 triệu USD trong năm nay. Nhiều đơn vị kinh doanh các mặt hàng này đã sẵn sàng để đưa hàng vào thị trường Trung Quốc ngay sau khi ký nghị định.

Trong 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sầu riêng tươi của Việt Nam đạt 158 triệu USD tăng 233% so với cùng kỳ năm trước, giá xuất khẩu bình quân 4.438 USD/tấn, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sầu riêng đông lạnh đạt 137 triệu USD, giá xuất khẩu bình quân là 2.632 USD/tấn. Trong 2 tháng đầu năm 2023 mặt hàng sầu riêng đông lạnh đạt 13 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2023. Giá sầu riêng đông lạnh xuất khẩu chỉ có 3.966 USD/tấn, tăng 47% so với cùng kỳ. Sầu riêng đông lạnh của Việt Nam chủ yếu được xuất sang Thái Lan để phục vụ khách du lịch nước này vào thời điểm thiếu hụt nguồn cung nội địa và các hoạt động chế biến.

Đối với trái dừa tươi, hiện nguồn cung trong nước đang dồi dào nếu xuất khẩu thuận lợi có thể mang về nguồn thu lớn, giúp cải thiện thu nhập cho người trồng dừa ở nhiều địa phương trong cả nước.

Hiện tại, mới có 11 mặt hàng của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, chỉ bằng một nửa so với Thái Lan. Gần đây nhất, Trung Quốc ký nghị định thư cho quả dưa hấu Việt Nam vào cuối năm ngoái.

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6 đến 12-11 tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh). Ngoài hoạt động văn hóa-thể thao đặc sắc, sự kiện này còn là dịp để quảng bá các mặt hàng truyền thống của địa phương.

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

(GLO)- Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe đang trở thành xu hướng của nhiều cơ sở sản xuất. Việc này không chỉ góp phần thay đổi thói quen của người tiêu dùng mà còn gia tăng giá trị của thảo mộc.

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

(GLO)- Đánh vào tâm lý một bộ phận người tiêu dùng thích hàng hiệu giá rẻ nên các đối tượng đưa hàng giả, hàng nhái vào thị trường, nhất là các kênh mua bán trực tuyến. Theo đó, lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.

Nhập nhằng nhãn hiệu gạo ST25

Nhập nhằng nhãn hiệu gạo ST25

(GLO)- Hiện nay, nhiều loại gạo được gắn nhãn gạo ST25 để bán tràn lan trên thị trường với mức giá khác nhau. Sự nhập nhằng này khiến người tiêu dùng gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn.