Sắp có quy định về hàng "Sản xuất tại Việt Nam", hết mập mờ nhãn mác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trước thực tế quy định, khái niệm về phần trăm nguyên liệu để một sản phẩm được coi là sản phẩm “Made in Vietnam” đang rất mù mờ khiến quyền lợi người tiêu dùng bị ảnh hưởng, Bộ Công thương đang trình dự thảo lần đầu tiên quy định rõ đâu là hàng "Sản xuất tại Việt Nam". Đặc biệt, trên hàng hoá sẽ không còn cụm từ "Made in Vietnam" đối với hàng Việt Nam lưu thông trên thị trường nội địa.

 Dự kiến sẽ không còn hàng chữ
Dự kiến sẽ không còn hàng chữ "Made in Vietnam" mà sẽ thay bằng tiếng Việt "Sản xuất tại Việt Nam" nếu là hàng hoá lưu thông trên thị trường nội địa. Ảnh A.C


Có một thực tế đang diễn ra: Rất nhiều doanh nghiệp đang đánh lừa người tiêu dùng theo kiểu làm ăn “treo đầu dê bán thịt chó” , bằng cách nhập linh kiện về lắp ráp tại Việt Nam rồi dán mác “Hàng Việt Nam”, “Xuất xứ tại Việt Nam”, “Made in Việt Nam”, thậm chí sản phẩm như vậy còn được dán nhãn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.

Thậm chí, lợi dụng việc người Việt đang ngày càng tin dùng hàng Việt, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện hành vi trà trộn hàng hóa kém chất lượng vào dán nhãn hàng Việt để đánh lừa người tiêu dùng. Tuy nhiên, để xảy ra thực trạng này, một phần còn do những lỗ hổng từ chính phía nhà quản lý.

Tại dự thảo Tờ trình, Bộ Công thương nhận định: "Cho tới nay, Việt Nam đã ban hành nhiều quy định về xuất xứ hàng hóa, trong đó có việc như thế nào thì một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo cam kết tại các hiệp định thương mại tự do hoặc phục vụ các mục tiêu khác của quản lý ngoại thương. Với hàng hóa sản xuất trong nước, bao gồm cả hàng hóa sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu và sau đólưu thông trong nước, hiện chưa có quy định như thế nào thì được thể hiện "Sản phẩm của Việt Nam" hay "Sản xuất tại Việt Nam".

Việc thiếu vắng các quy định về cách xác định như thế nào là "Sản phẩm của Việt Nam" hay "Sản xuất tại Việt Nam" đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân lúng túng khi muốn ghi chính xác nước xuất xứ hay nguồn gốc trên nhãn sản phẩm, hàng hóa lưu thông trong nước theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.

Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng dù chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam nhưng cũng gắn nhãn "Sản xuất tại Việt Nam" khiến người tiêu dùng thắc mắc, thậm chí bức xúc nhưng các cơ quan chức năng lại không có căn cứ để phân xử".

Vì vậy, Bộ Công thương dự kiến đưa ra quy định: Các trường hợp được phép thể hiện là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam và cách thể hiện như sau: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy Việt Nam; Hàng hoá được sản xuất tại Việt Nam từ toàn bộ nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam; Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất tại Việt Nam từ toàn bộ nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa.

Đối với các hàng hoá có công đoạn gia công, chế biến đơn giản thì sẽ được coi là không có nguồn gốc Việt Nam.

Nghị định mới cũng sẽ "khai tử" cụm từ "Made in Vietnam" mà tùy thuộc vào quá trình sản xuất, gia công, chế biến, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn và chỉ sử dụng một trong các cụm sau: Sản xuất tại Việt Nam; Chế tạo tại Việt Nam; Nước sản xuất: Việt Nam; Xuất xứ: Việt Nam; Sản xuất bởi: Việt Nam.

Trường hợp không chắc chắn về xuất xứ Việt Nam, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn thể hiện cụm từ mô tả công đoạn gia công, chế biến chính diễn ra tại Việt Nam, chẳng hạn (nhưng không giới hạn) như: Thiết kế tại Việt Nam; Thiết kế bởi [Tên Công ty/Tập đoàn]; Lắp ráp tại Việt Nam; Hoàn tất tại Việt Nam; Lắp ráp bởi [Tên Công ty/Tập đoàn]; Chế biến bởi [Tên Công ty/Tập đoàn]; Sản phẩm của [Tên Công ty/Tập đoàn]; Đóng gói và dán nhãn bởi [Tên Công ty/Tập đoàn].

Bộ Công thương kỳ vọng Nghị định ra đời sẽ thiết lập cơ chế ngăn ngừa, phòng chống gian lận thương mại, bảo vệ sản xuất trong nước và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.

 

https://laodong.vn/kinh-te/sap-co-quy-dinh-ve-hang-san-xuat-tai-viet-nam-het-map-mo-nhan-mac-842227.ldo

Theo BẰNG LINH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chỉ hơn 1,7 tỷ đồng, bạn có thể sở hữu mẫu xe thuần điện đầu tiên của Volvo tại Việt Nam

Chỉ hơn 1,7 tỷ đồng, bạn có thể sở hữu mẫu xe thuần điện đầu tiên của Volvo tại Việt Nam

(GLO)- Hãng xe an toàn nhất thế giới vừa cho ra mắt chiếc xe thuần điện Volvo EC40, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của hãng. Với thiết kế hiện đại, công nghệ tiên tiến, và hiệu suất vượt trội, EC40 là đối thủ đáng gờm trong phân khúc xe điện hạng sang.

Aprilia RS 660: “Tinh hoa” trong làng sportbike tầm trung, giá khởi điểm từ 485 triệu đồng

Aprilia RS 660: “Tinh hoa” trong làng sportbike tầm trung, giá khởi điểm từ 485 triệu đồng

(GLO)- Sở hữu khối động cơ 659cc mạnh mẽ cùng những công nghệ tiên tiến, Aprilia RS 660 không chỉ mang đến trải nghiệm lái phấn khích mà còn thể hiện sự vượt trội về hiệu suất trong tầm giá. Hiện chiếc xe này đang được bán với giá khởi điểm từ 485 triệu đồng.

CBR1000RR-R Fireblade: Siêu phẩm thể thao với sức mạnh vô song có giá bán trên 950,5 triệu đồng

CBR1000RR-R Fireblade: Siêu phẩm thể thao với sức mạnh vô song có giá bán trên 950,5 triệu đồng

(GLO)- Chiếc xe mơ ước của các tín đồ đam mê tốc độ với những cải tiến đột phá, nâng tầm hiệu suất vượt trội của hãng Honda. Từ thiết kế mạnh mẽ, Fireblade không chỉ là một chiếc xe, mà còn là biểu tượng của sự tinh tế trong ngành công nghiệp mô tô thể thao.

Kawasaki Ninja ZX-10R: Siêu phẩm tốc độ chinh phục mọi đường đua có giá niêm yết 729 triệu đồng

Kawasaki Ninja ZX-10R: Siêu phẩm tốc độ chinh phục mọi đường đua có giá niêm yết 729 triệu đồng

(GLO)- Kawasaki Ninja ZX-10R là mẫu sportbike đỉnh cao, được trang bị công nghệ hiện đại và sức mạnh vượt trội từ đường đua MotoGP. Với thiết kế khí động học cùng hiệu suất đáng kinh ngạc, đây là lựa chọn hàng đầu dành cho những tín đồ đam mê tốc độ và trải nghiệm đua xe chuyên nghiệp.