Sáng 30/9: Gần 7.000 ca Covid-19 nặng đang điều trị; 11 quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh đã kiểm soát được dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việt Nam hiện đã chữa khỏi hơn 583.500 ca mắc COVID-19, trong số các bệnh nhân đang điều trị, hiện có gần 7.000 ca nặng. 11 quận, huyện ở TP HCM đã kiểm soát được dịch; Bình Dương chỉ còn 4 phường nguy cơ rất cao về dịch bệnh COVID-19
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 779.398 ca mắc COVID-19, đứng thứ 44/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.919 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 774.854 ca, trong đó có 578.330 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 13/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Lạng Sơn.
+ Có 07 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (384.287), Bình Dương (208.953), Đồng Nai (47.969), Long An (32.343), Tiền Giang (13.951).
 
Gần 7.000 ca COVID-19 nặng đang điều trị tại các cơ sở y tế
Gần 7.000 ca COVID-19 nặng đang điều trị tại các cơ sở y tế
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 29/9 là 23.568 nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 583.509
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.988 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.845
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 206
- Thở máy không xâm lấn: 963
- Thở máy xâm lấn: 883
- ECMO: 25
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 188 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 19.098 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 18.288.792 mẫu cho 52.347.113 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine  COVID-19
- Trong ngày 28/9 có 1.097.044 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 41.153.041 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 32.171.641 liều, tiêm mũi 2 là 8.981.400 liều.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 30/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là 233.949.468 ca, trong đó có 4.786.406 người tử vong.
Các nước cũng ghi nhận trên 209 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 19 triệu ca và trên 98.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 29/9, thế giới có 123 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 104 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.
Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất với trên 44 triệu ca mắc và 713.445 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 33 triệu ca mắc và trên 448.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 21 triệu ca bệnh, trong đó trên 596.000 ca tử vong.
TP HCM: 11 quận, huyện đã kiểm soát được dịch COVID-19
Đến nay, TP HCM đã có 11 địa phương công bố kiểm soát được dịch Covid-19, gồm: quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, quận 5, quận Gò Vấp, quận Phú Nhuận, TP Thủ Đức, quận Tân Bình, quận 1 và quận 3.
Theo HCDC để công bố kiểm soát được dịch, các quận huyện cần đạt 6/6 tiêu chí kiểm soát dịch theo Quyết định 3989/QĐ-BYT ngày 18/8/2021 của Bộ Y tế trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Như vậy trong đợt dịch thứ 4 đến nay, TP HCM đã có tổng cộng 384.287 trường hợp mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố.
Bình Dương: Toàn tỉnh chỉ còn 4 phường nguy cơ rất cao về dịch bệnh COVID-19
Theo báo cáo của Sở Y tế, tối 29/9 toàn tỉnh Bình Dương ghi nhận 3.007 bệnh nhân COVID-19 xuất viện, nâng tổng số người điều trị khỏi trong đợt dịch lần thứ 4 lên 180.478. Hiện tại, các cơ sở cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã chuyển đổi thành khu điều trị tầng 1 với 30 cơ sở điều trị.
Tính đến thời điểm hiện nay, hệ thống 3 tầng điều trị đang điều trị cho 29.228 bệnh nhân, trong đó có 20.401 người có bệnh nền, 5.533 người có triệu chứng nhẹ sốt, ho, đau họng, 4.548 người có bệnh nền và 1.036 người suy hô hấp, thở máy. Trong ngày cũng ghi nhận 33 bệnh nhân tử vong.
Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá nguy cơ dịch bệnh, ngày 29/9, toàn tỉnh chỉ còn 4 phường nguy cơ rất cao (vùng đỏ), 2 xã, phường nguy cơ cao (vùng cam), 8 xã, phường nguy cơ (vùng vàng) và 77 xã, phường, thị trấn bình thường mới (vùng xanh).
Đánh giá theo đơn vị khu, phố ấp, toàn tỉnh có  17 ấp, khu phố nguy cơ rất cao; 12 ấp, khu phố nguy cơ cao; 56 ấp, khu phố nguy cơ và 500 ấp, khu phố bình thường mới.
Đắk Lắk: Ghi nhận chùm ca bệnh COVID-19 tại TP Buôn Ma Thuột
Ngay sau khi nhận được thông tin có 2 trường hợp trú tại thôn Cao Thắng, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột dương tính với SARS-CoV-2 qua khám sàng lọc tại bệnh viện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với Trung tâm Y tế TP. Buôn Ma Thuột và chính quyền địa phương tạm thời phong tỏa các khu vực dân cư liên quan để triển khai truy vết, test nhanh SARS-CoV-2 nhằm nhanh chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Tính đến 18 giờ ngày 29/9, ngoài 2 trường hợp nói trên, qua xét nghiệm sàng lọc ban đầu, lực lượng y tế đã ghi nhận thêm 17 trường hợp có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2.
Lực lượng y tế thành phố đã gửi mẫu xét nghiệm gửi lên tuyến trên để xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR và hiện đang chờ kết quả.
Đến chiều 29/9, Đắk Lắk có 1.849 trường hợp mắc COVID-19; 1.253 trường hợp được điều trị khỏi bệnh và 15 người tử vong.
Thái Bình (suckhoedoisong.vn)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?