Sáng 27/3: Ca COVID-19 nặng giảm, còn 3.353 bệnh nhân đang điều trị; Hà Nội đã có hơn 1,25 triệu F0

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay số ca COVID-19 nặng đang điều trị ở nước ta là 3.353 ca, giảm gần 500 ca so với ngày trước đó; Số ca mắc mới giảm liên tục những ngày qua nhưng hiện tổng ca COVID-19 của Hà Nội là hơn 1,25 triệu F0, cao nhất cả nước.

Số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục giảm mạnh

Ngày 26/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 103.126 ca mắc COVID-19 mới, giảm 5.833 ca so với ngày trước đó tại 63 tỉnh, thành phố (trong đó có 70.760 ca trong cộng đồng).

37/63 tỉnh, thành phố có số ca mắc từ 1.000- gần 10.000 ca/ngày; Hà Nội vẫn nhiều nhất với 9.623 ca. Tuy nhiên nhìn trên tổng thể số ca mác mới ở nước ta liên tục giảm trong 10 ngày qua, đặc biệt tại Hà Nội lần đầu tiên trong khoảng 1 tháng qua, số mắc mới ở con số dưới 10.000 ca/ ngày.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 123.363 ca/ngày

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 8.919.557 ca mắc COVID-19, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 90.294 ca nhiễm).


 

 Số ca mắc mới giảm liên tục những ngày qua nhưng hiện tổng ca COVID-19 của Hà Nội đã là hơn 1,25 triệu F0, cao nhất cả nước Ảnh: minh hoạ
Số ca mắc mới giảm liên tục những ngày qua nhưng hiện tổng ca COVID-19 của Hà Nội đã là hơn 1,25 triệu F0, cao nhất cả nước Ảnh: minh hoạ


Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 8.911.846 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.250.016), TP. Hồ Chí Minh (590.349), Nghệ An (373.065), Bình Dương (371.063), Hải Dương (334.282).
 

Hơn 5,16 triệu bệnh nhân COVID-19 đã khỏi

Tổng số bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi ở nước ta đến nay là 5.166.117 ca, trong đó riêng đợt dịch thứ 4 có 5.163.300 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh;

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.353 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.135 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 304 ca; Thở máy không xâm lấn: 75 ca; Thở máy xâm lấn: 282 ca; ECMO: 6 ca

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 63 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.258 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

 

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 204.861.158 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.727.790 liều: Mũi 1 là 71.204.501 liều; Mũi 2 là 67.985.890 liều; Mũi 3 là 1.500.587 liều; Mũi bổ sung là 14.807.078 liều; Mũi nhắc lại là 32.229.734 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.133.368 liều: Mũi 1 là 8.785.986 liều; Mũi 2 là 8.347.382 liều.

 

Tiếp tục nâng cao năng lực thu dung, điều trị; giảm tối đa các trường hợp tử vong do COVID-19

Theo thống kê của Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, các địa phương có số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị cao nhất gồm Hà Nội 244.944, Nghệ An 75.329, TP HCM 65.049, Tuyên Quang 63.668, Bắc Giang 56.451, Thái Bình 46.265, Phú Thọ 45.813, Thanh Hóa 44.417, Lạng Sơn 36.227, Sơn La 33.965.

TP HCM hiện đứng thứ 3 trong danh sách số ca đang điều trị, nhưng lại có số ca nặng cao nhất khi đang có 590 F0 chuyển nặng đang điều trị, kế đó là Bến Tre 434, Hà Nội 290, Quảng Ninh 143, Thái Nguyên 137, Tiền Giang 114, Long An 103, Bình Định 92, Cần Thơ 87, Thanh Hóa 80.

Thống kê của Bộ Y tế cho biết hiện cả nước đang điều trị hơn 3.350 nặng, giảm khoảng 20% so với cách đây 10 ngày, ngoài ra có khoảng gần 1 triệu F0 đang điều trị tại nhà.

Bộ Y tế cho biết tiếp tục cùng các địa phương nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ điều trị COVID-19, dự phòng cơ số thuốc kháng virus, thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19, vật tư y tế cần thiết…tại các trạm y tế phường, xã, trạm y tế lưu động nhằm đáp ứng nhu cầu tự điều trị COVID-19 tại nhà của người dân và giảm tải cho các cơ sở y tế, bệnh viện tuyến trên. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn hỗ trợ người dân tự điều trị tại nhà.

Nâng cao năng lực thu dung, điều trị; giảm tối đa các trường hợp tử vong; chủ động, sẵn sàng các các biện pháp phòng, chống dịch theo diễn biến dịch bệnh trên địa bàn nhằm phát hiện sớm, điều trị sớm, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển biến nặng, tử vong; tăng cường theo dõi, giám sát sức khỏe người nhiễm vi rút để kịp thời liên hệ với cơ sở y tế ngay khi có nhu cầu.

Phân bổ đủ thuốc kháng virus để phục vụ công tác điều trị người bệnh COVID-19. Khuyến khích thành lập các mô hình đội tình nguyện; huy động sự tham gia của các tổ chức tôn giáo, tình nguyện viên… để tổ chức triển khai hoạt động chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng; về cơ bản chuyển điều trị tại cộng đồng.


Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,2 triệu ca mắc COVID-19 và trên 2.800 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 480,8 triệu ca, trong đó trên 6,14 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (335.479 ca), Đức (151.665 ca) và Pháp (139.517 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (395 ca), Hàn Quốc (323 ca) và Mexico (202 ca).

Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 81,6 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 521.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 29,8 triệu ca mắc và trên 658.000 ca tử vong.

https://suckhoedoisong.vn/sang-27-3-ca-covid-19-nang-giam-con-3353-benh-nhan-dang-dieu-tri-ha-noi-da-co-hon-125-trieu-f0-169220326222154976.htm

 

Theo Thái Bình (suckhoedoisong)

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.