Sáng 23/1: Hơn 1,8 triệu bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi; Có 135 ca nhiễm biến chủng Omicron

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 1,8 triệu bệnh nhân COVID-19 ở nước ta đã khỏi bệnh; Đã ghi nhận 135 ca nhiễm biến chủng Omicron tại 10 tỉnh, thành; Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, lưu ý kiểm tra điều kiện lưu trú...

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.126.444 ca mắc COVID-19, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 21.545 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.119.854 ca, trong đó có 1.797.875 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (512.636), Bình Dương (292.452), Hà Nội (105.660), Đồng Nai (99.637), Tây Ninh (86.964).

 

 Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 người vào khám chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ sản TW Ảnh: Thái Bình
Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 người vào khám chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ sản TW. Ảnh: Thái Bình


Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.800.692 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.680 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.250 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 673 ca; Thở máy không xâm lấn: 132 ca; Thở máy xâm lấn: 604 ca; ECMO: 21 ca

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 159 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 36.596 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.822.661 mẫu tương đương 76.708.909 lượt người, tăng 46.101 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19:

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 174.965.411 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.843.924 liều, tiêm mũi 2 là 73.764.594 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 22.356.893 liều.


 

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 23/1 (theo giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 349.256.392 ca COVID-19, trong đó có 5.608.841 ca tử vong. Số ca mắc mới trong 24 giờ qua là 2.412.899 và 5.608 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 277.883.874 người, 65.763.575 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 96.092 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Pháp dẫn đầu thế giới về ca mắc mới với 389.320 ca; Ấn Độ đứng thứ hai với 308.269 ca; tiếp theo là Mỹ (265.847 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 749 người chết trong ngày; tiếp theo là Nga (681 ca) và Ấn Độ (511 ca tử vong).

Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 71.682.090 người, trong đó có 888.531 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 39.212.000 ca mắc, bao gồm 489.422 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 23.757.741 ca bệnh và 622.647 ca tử vong.

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 112,7 triệu ca mắc, tiếp đến là châu Á với 94,25 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 83,9 triệu ca mắc, Nam Mỹ là trên 45,28 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 10,7 triệu ca và châu Đại Dương trên 2,3 triệu ca mắc.

Trong 1 ngày qua, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 65.534 ca mắc mới COVID-19 và 298 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 16.120.322 trường hợp, và 312.012 ca tử vong. Toàn khối có 14.958.730 bệnh nhân đã bình phục.

Đã ghi nhận 135 ca COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron; tăng cường giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 135 ca mắc COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron tại Hà Nội (14), Quảng Nam (27), TP HCM (68), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (8), Khánh Hòa (11), Long An (1), Quảng Ninh (2).

Trong số 138 ca COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron có 135 ca nhập cảnh đều cách ly ngay, 3 ca cộng đồng tại TP HCM.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, lưu ý kiểm tra điều kiện lưu trú của các trường hợp này nhằm đảm bảo không tiếp xúc với người xung quanh khi mới nhập cảnh theo quy định; tăng cường giám sát tại cộng đồng để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, các diễn biến bất thường (ổ dịch, số mắc, ca bệnh tử vong…), khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch không để lây lan ra cộng đồng.

Chủ động gửi mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm biến chủng Omicron đến Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để tiến hành xét nghiệm, giải trình tự gen khẳng định.

Ca COVID-19 tại miền Tây 'hạ nhiệt'

Bến Tre có thêm 380 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có tới 370 F0 cộng đồng, có 419 người điều trị khỏi, trong ngày 22/1 thêm 3 bệnh nhân tử vong.

Hậu Giang ghi nhận 367 ca mắc COVID-19, trong đó có đến 361 ca cộng đồng, điều trị khỏi 454 ca, 7 trường hợp tử vong.

Tình hình dịch bệnh tại tỉnh Hậu Giang có dấu hiệu hạ nhiệt trong gần 1 tuần qua, với số bệnh nhân COVID-19 được phát hiện dưới 400 người/ngày. Nhiều xã, phường, thị trấn đã trở thành 'vùng xanh'.

Theo đánh giá cấp độ dịch mới nhất được Sở Y tế tỉnh Hậu Giang công bố trong ngày hôm nay 22/1, toàn tỉnh đã có 7 địa phương cơ sở ở cấp độ 1- Nguy cơ thấp 'vùng xanh', đó là xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp; thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành; thị trấn Một Ngàn, xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A; xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy; phường Trà Lồng, xã Long Trị, thị xã Long Mỹ.

Tiền Giang có 284 ca dương tính, trong đó có 38 ca bằng phương pháp PCR và 246 ca test nhanh kháng nguyên, 127 ca điều trị khỏi và thêm 11 bệnh nhân tử vong.

Cà Mau ghi nhận 231 F0, trong đó có 199 ca cộng đồng; có 717 người điều trị khỏi, 4 trường hợp tử vong.

Vĩnh Long thêm 220 ca mắc COVID-19, trong đó 88 ca cộng đồng, điều trị khỏi 102 ca; 12 trường hợp tử vong.

Trà Vinh thêm 165 ca mắc COVID-19, trong đó có 150 ca cộng đồng; không có bệnh nhân nào điều trị khỏi, có 3 ca tử vong.

Đồng Tháp phát hiện 70 người mắc COVID-19, trong đó 37 ca cộng đồng, 68 người khỏi bệnh, 9 trường hợp tử vong.

Kiên Giang ghi nhận 66 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 41 ca cộng đồng, 25 ca trong khu phong tỏa, 6 bệnh nhân tử vong.

Bạc Liêu có 108 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 80 F0 cộng đồng, 168 ca được xuất viện và 3 ca tử vong.

TP Cần Thơ có thêm 42 ca COVID-19, 78 người điều trị khỏi, 7 ca tử vong.

Sóc Trăng ghi nhận 21 ca mắc COVID-19 có 329 trường hợp điều trị khỏi bệnh được xuất viện, 8 bệnh nhân tử vong.



https://suckhoedoisong.vn/sang-23-1-hon-18-trieu-benh-nhan-covid-19-tai-viet-nam-da-khoi-co-135-ca-nhiem-bien-chung-omicron-169220123081630077.htm

Theo THÁI BÌNH (suckhoedoisong)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?