Rơmah Khơn - Người "giữ lửa" của làng Khóp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhắc tới ông Rơmah Khơn, người dân làng Khóp (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, Gia Lai) luôn dành sự kính trọng. Ông Khơn không chỉ là người đi đầu trong công tác hòa giải, góp phần đảm bảo an ninh trật tự mà còn có công giữ gìn, bảo tồn văn hóa cồng chiêng.
Thật may mắn khi chúng tôi đường đột đến vào giữa trưa nhưng vẫn gặp ông Khơn ở nhà. Chỉ chậm ít phút nữa, ông đã đi hòa giải cho một hộ dân trong làng. Gặp chúng tôi, ông cười vui vẻ, tạm gác lại công việc để trò chuyện với khách. Gần 60 tuổi nhưng ông Khơn vẫn nhanh nhẹn, tháo vát. Nói được, làm được nên ông rất có uy tín với dân làng. Hễ có chuyện xích mích, người dân đều tìm đến ông nhờ hòa giải, nhờ đó chuyện to hóa nhỏ, chuyện nhỏ thành không.
Ông Khơn kể: “Mình làm Trưởng thôn từ năm 2009 đến 2016 thì nghỉ. Nhưng hiện nay làng Khóp vẫn chưa có trưởng thôn nên mình nhận lời làm tiếp. Công việc này đòi hỏi sự nhiệt tình, trách nhiệm cao. Mình thường vận động bà con giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; cho con em đến trường đúng độ tuổi, không bỏ học, nghỉ học; tuyên truyền phòng-chống dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh chung; nhắc nhở thanh-thiếu niên trong làng đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, không chở 3, chở 4, không chạy quá tốc độ... Ngoài ra, khi nhà nào có xích mích thì mình đứng ra hòa giải, khuyên nhủ. Rất nhiều vụ mình khuyên giải thành công giúp gia đình hòa thuận, xóm làng yên vui”.
 Ông Khơn (bên trái) được người dân làng Khóp rất kính trọng. Ảnh: N.N
Ông Khơn (bên trái) được người dân làng Khóp rất kính trọng. Ảnh: N.N
Với ông Khơn, làng Khóp là quê hương, dân làng là anh em một nhà nên giúp được gì cho mọi người thì ông đều cố gắng. Nhiều lúc đang có việc gia đình nhưng thấy người làng đến nhờ thì ông liền tạm gác để giúp đỡ. “Làng Khóp có 233 hộ, trên 1.100 khẩu, trong đó có 3 hộ người Kinh. Đa số các vụ xích mích thường là vợ chồng cãi nhau, thanh niên gây gổ, đánh nhau hay các tệ nạn xã hội. Nhiều vụ hòa giải phức tạp, đâu phải chỉ một lần nói chuyện là xong mà có khi phải đi lại nhiều lần. Dù vậy, mình vẫn kiên trì giải quyết để mọi người vui vẻ, hòa thuận”-ông Khơn chia sẻ.
Kể về việc giữ gìn, bảo tồn văn hóa cồng chiêng, ông Khơn trầm ngâm: “Trước đây, làng có nhiều cồng chiêng nhưng rồi người lạ đến mua bán, đổi chác; nhiều nhà vì khó khăn nên không giữ được. Có thời điểm cả làng không còn bộ chiêng nào nguyên vẹn. Nghĩ buồn lắm, chiêng gắn với nhiều phong tục tập quán của làng; chuyện vui buồn gì cũng có sự hiện diện của chiêng. Đau đáu vì điều này, năm 2009, mình bàn với các con góp tiền để mua một bộ chiêng, trước là giữ gìn di sản của dân tộc, lưu giữ kỷ niệm cho con cháu, sau nữa là giúp làng xóm khi có việc cần. Mừng là các con đều đồng ý”.
Được sự hậu thuẫn của gia đình, ông Khơn dành thời gian lặn lội tìm mua một bộ chiêng hoàn chỉnh gồm 15 chiếc và 1 cái trống với giá 26,5 triệu đồng. Thời điểm ấy, đó là số tiền lớn đối với gia đình ông. Từ khi sắm được bộ chiêng, người dân có việc gì cần đến mượn ông đều gật đầu với lời dặn nhớ giữ gìn cẩn thận. Đáng quý là cả 6 người con của ông đều biết đánh cồng chiêng. Ngoài ra, ông còn dạy thanh niên trong làng, dạy học sinh Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Đức Cơ đánh cồng chiêng. Hiện nay, làng Khóp có 2 đội cồng chiêng nam, nữ; trong đó, đội nam có 18 người, đội nữ 21 người.
“Nhờ có ông Khơn, người dân làng Khóp nay đã nâng cao ý thức trong việc giữ gìn, bảo tồn cồng chiêng. Đội cồng chiêng của làng Khóp là một trong những đội tiêu biểu của xã Ia Krêl. Ngoài tham gia các buổi giao lưu, đội cồng chiêng của làng còn tham gia các cuộc thi trong, ngoài tỉnh và đạt nhiều giải thưởng”-ông Nguyễn Hữu Hoàng, cán bộ văn hóa-xã hội xã Ia Krêl cho biết.
Làng Khóp giờ đây đã duy trì được sự ổn định về an ninh trật tự, người dân có ý thức trong việc giữ gìn và bảo tồn văn hóa dân tộc... Kết quả ấy có một phần công sức của ông Khơn. Bà Nguyễn Thị Thúy Loan-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Krêl-nhận xét: “Ông Khơn luôn chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ông rất nhiệt tình trong công tác, được người dân tín nhiệm và là người rất có tâm huyết trong việc giữ gìn, bảo tồn văn hóa cồng chiêng”.
 NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.