Quốc hội triệu tập kỳ họp thứ 9 để sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành công văn triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, dự kiến khai mạc từ 5.5 để sửa Hiến pháp, quyết định sáp nhập tỉnh.

Sửa Hiến pháp và quyết định sáp nhập tỉnh là 2 nội dung quan trọng tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV được đề cập trong Công văn số 1244 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập kỳ họp được ban hành ngày 4.4.

Theo đó, kỳ họp thứ 9 sẽ khai mạc từ 5.5, chia thành 2 đợt. Đợt 1 từ ngày 5.5 đến hết ngày 28.5; đợt 2 từ ngày 11.6 đến hết sáng 28.6.

Kỳ họp bất thường thứ 9 Quốc hội khóa XV vừa diễn ra hồi tháng 2 vừa qua. ẢNH: GIA HÂN
Kỳ họp bất thường thứ 9 Quốc hội khóa XV vừa diễn ra hồi tháng 2 vừa qua. ẢNH: GIA HÂN

Sửa 13 luật phục vụ sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Tại văn bản triệu tập kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dự kiến chương trình kỳ họp để xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và đề nghị Quốc hội cho phép điều chỉnh một số nội dung của kỳ họp.

Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép bổ sung trình Quốc hội xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Thứ hai, bổ sung trình Quốc hội xem xét, thông qua 13 dự án luật để tiếp tục phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, gồm: luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; luật Cán bộ, công chức (sửa đổi); luật Thanh tra (sửa đổi); luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Quy hoạch; luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi); luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức TAND; luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức Viện KSND.

Ngoài ra, còn có luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Xử lý vi phạm hành chính; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, luật Công đoàn và luật Thanh niên; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật Tố tụng dân sự, luật Tố tụng hành chính, luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, luật Tư pháp người chưa thành niên và luật Phá sản; luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi); luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật Tố tụng hình sự.

Nội dung quan trọng nữa, là Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung trình Quốc hội xem xét, quyết định việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh; thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia và bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia về danh sách phó chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia và ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia.

Cùng đó là điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku; chủ trương hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam từ nguồn ngân sách nhà nước; bố trí nguồn thanh toán các khoản nợ thuộc trách nhiệm của Chính phủ tại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) và một số nội dung về tài chính, ngân sách nhà nước.

Bổ sung hàng chục luật, nghị quyết thông qua tại kỳ họp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Quốc hội cho bổ sung trình Quốc hội xem xét, thông qua 11 dự án, dự thảo quan trọng khác, gồm: luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính tại Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện KSND khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Ngoài ra, còn có Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy Kỳ họp Quốc hội; Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35 năm 2021 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Hải Phòng; Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc một số dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT; Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Quốc hội cho phép bổ sung trình Quốc hội cho ý kiến về dự án luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trường hợp đủ điều kiện thì sẽ xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9.

Cùng đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho rút 3 dự án khỏi chương trình kỳ họp thứ 9, gồm: luật Cấp, thoát nước; luật Quản lý phát triển đô thị; luật Thi hành án dân sự (sửa đổi).

Đồng thời, đề nghị Quốc hội cho phép điều chỉnh thời điểm trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 và thông qua tại kỳ họp thứ 10 sang trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ thứ 9 đối với 2 dự án: luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đối với dự án luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, trường hợp quá trình thảo luận đạt được sự đồng thuận cao thì sẽ xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9.

Theo Lê Hiệp (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Huyện ủy Chư Sê Lý Anh Sang trao quyết định kết nạp đảng cho học sinh Trường THPT Trần Cao Vân . Ảnh: Minh Lý

Ươm mầm “hạt giống đỏ” trong trường học

(GLO)- Công tác phát triển đảng viên trong học đường của tỉnh Gia Lai những năm qua đã đạt nhiều kết quả tích cực. Điều này, không chỉ thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh mà còn tạo nguồn lực cho công tác xây dựng Đảng bằng những “hạt giống đỏ” giàu tri thức.

Tiếp sức những mầm xanh trên miền biên giới

Tiếp sức những mầm xanh trên miền biên giới

(GLO)- Những năm qua, Dự án “Cán bộ, chiến sĩ nâng bước em tới trường” được triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ) đã hỗ trợ cho hàng trăm học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khu vực biên giới được vững bước tới trường, hướng đến một tương lai tươi sáng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025. Hội nghị do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức, nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm.

Gia Lai: Công bố quyết định thành lập các cơ quan, đơn vị và công tác cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý

Gia Lai: Công bố quyết định thành lập các cơ quan, đơn vị và công tác cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý

(GLO)- Chiều 1-7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị công bố các quyết định về thành lập các cơ quan tham mưu, giúp việc, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và công tác cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý nhiệm kỳ 2020 - 2025, 2021 - 2026.

Gia Lai bước vào thời khắc lịch sử với chính quyền địa phương hai cấp

Gia Lai bước vào thời khắc lịch sử với chính quyền địa phương 2 cấp

(GLO)- Đúng 8 giờ sáng 30-6, hòa cùng không khí trang trọng, phấn khởi của cả nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã long trọng tổ chức lễ công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, thành lập tổ chức Đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, xã, phường.

Quân đoàn 34 nâng cao chất lượng huấn luyện chuyên ngành

Quân đoàn 34 nâng cao chất lượng huấn luyện chuyên ngành

(GLO)- Thời điểm này, các đơn vị thuộc Quân đoàn 34 đang bước vào cao điểm huấn luyện chuyên ngành. Quân đoàn đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, sát thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện cho bộ đội kỹ năng xử lý tình huống, khai thác, làm chủ vũ khí, khí tài hiện đại được biên chế.

null