Quảng bá giá trị hệ thống di chỉ khảo cổ học An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa có Công văn số 1412-CV/BTGTU đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan báo chí địa phương tăng cường tuyên truyền Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 2 về khảo cổ học tại thị xã An Khê.
 Nhiều hiện vật quý thu được trong quá trình khảo cổ tại An Khê. Ảnh: Trần Hiếu
Nhiều hiện vật quý thu được trong quá trình khảo cổ tại An Khê. Ảnh: Trần Hiếu
Theo đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương có website, trang thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh thông tin rộng rãi các nội dung, hoạt động của hội thảo. Cơ quan báo chí địa phương tăng cường thông tin, tuyên truyền công tác chuẩn bị, quy mô, nội dung, kết quả, ý nghĩa của hội thảo lần này; trước, trong và sau hội thảo có các bài viết, phóng sự giới thiệu thành tựu trên lĩnh vực kinh tế-xã hội, tiềm năng, thế mạnh để phát triển văn hóa-du lịch trên địa bàn tỉnh. Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch chủ động biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu về những giá trị đặc biệt của hệ thống di chỉ sơ kỳ đá cũ An Khê, các thông tin có liên quan đến hội thảo gửi các cơ quan thông tấn báo chí, các địa phương để phổ biến rộng rãi nội dung, hoạt động của hội thảo; phối hợp với thị xã An Khê tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch, triển lãm, cổ động trực quan… chào mừng hội thảo; đồng thời giới thiệu các giá trị văn hóa đặc sắc, địa điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh đến bạn bè trong nước và quốc tế nhân dịp này.
Trước đó, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 2 về khảo cổ học tại thị xã An Khê với tên gọi “Kỹ nghệ Đá cũ An Khê trong bối cảnh các kỹ nghệ ghè hai mặt ở châu Á”. Hội thảo dự kiến diễn ra trong 2 ngày 28 và 29-3 tại thị xã An Khê, do UBND tỉnh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức. Có khoảng 250 đại biểu khách mời, các nhà khoa học trong nước và quốc tế tham dự hội thảo lần này.
HOÀNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.