An Khê: Nhiều giải pháp bảo tồn các di tích khảo cổ học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, thị xã An Khê đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và gìn giữ các di tích khảo cổ học thời đại sơ kỳ đá cũ trên địa bàn.

 Các nhà khảo cổ học khai quật tại di chỉ Rộc Tưng. Ảnh: Hồng Thi
Các nhà khảo cổ học khai quật tại di chỉ Rộc Tưng. Ảnh: Hồng Thi

Theo đó, năm 2017, thị xã đã hoàn thành việc xây dựng nhà bảo vệ (bảo tàng ngoài trời) di tích khảo cổ học sơ kỳ đá cũ tại Rộc Tưng 1 (xã Xuân An) với diện tích gần 120 m2, kết cấu tường gạch, mái tôn và dựng hàng rào kẽm gai bảo vệ khu vực vùng lõi di tích với diện tích 1.900 m2; tổng mức kinh phí gần 600 triệu đồng. Năm 2018, thị xã tiếp tục đầu tư xây dựng nhà bảo vệ số 2 tại Rộc Tưng 4 với diện tích trên 256 m2, kinh phí 826 triệu đồng; đầu tư xây dựng tuyến đường vào Khu di tích Rộc Tưng dài 1,8 km với kinh phí 8,9 tỷ đồng (trong đó, UBND tỉnh hỗ trợ 6 tỷ đồng, vốn đối ứng thị xã 2,9 tỷ đồng).

Được biết, từ năm 2014 đến nay, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Nga và các đơn vị liên quan tổ chức khai quật, nghiên cứu khảo cổ học thời đại sơ kỳ đá cũ tại Rộc Tưng (xã Xuân An, thị xã An Khê) với gần 7.500 di vật giá trị được phát hiện (6 rìu tay, 600 tectics cùng các hiện vật khác) có niên đại từ 80 vạn đến 1 triệu năm cách ngày nay. Di tích khảo cổ thời đại đá cũ Rộc Tưng, Gò Đá tại thị xã An Khê cũng đã được UBND tỉnh Gia Lai công nhận là di tích cấp tỉnh vào đầu năm 2018.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.