Quán nhớ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tôi tự đặt tên quán như vậy vì có bao nhiêu nuối tiếc ở nơi này. Quán nhỏ, nhìn ra mặt hồ, đường thoáng, vậy mà bao lần tôi đã lỡ hẹn với người mình ngóng đợi. Người tôi hẹn đã không đến được vì lỡ chuyến xe, vì phải gấp gáp quay về đưa người thân tới bệnh viện. Hoặc có khi tôi nhắn tin không hồi âm, gọi điện thoại thì mới biết chiếc sim ấy đã thuộc về người khác.

Nhưng, chẳng vì thế mà tôi quên quán. Đầu tiên là từ một “chiếc” view chẳng có ở nơi nào. Quán có một mặt bên hướng sang một dãy nhà cũ theo kiểu bê tông lắp ghép, những ô cửa sơn xanh nhỏ và dài. Mỗi chiều lại thấy có một người chơi guitar, chỉ có tiếng đàn, không có giọng hát, không có tiếng người trò chuyện. Hóa ra, ngồi cà phê ở đây, được nghe tiếng guitar miễn phí bên ấy. Tôi nghe ra những bài đã neo vào ký ức từ những năm 80 của thế kỷ trước, khi khu nhà ấy ra đời.

Quán nhớ ảnh 1

Minh họa: Huyền Trang

Quán khiến tôi nhớ bởi từ chiếc ly đến menu đều có con số là năm sinh của người thương mến đó. Cứ thế, tôi lặng lẽ gom nhặt từng mảnh ký ức về em, khi thì một món đồ uống em hay order, lúc lại bắt gặp một thiếu nữ khác check-in trúng góc em hay ngồi, phía ngoài có giàn hoa giấy tươi sắc tím. Tôi nhớ, em từng đặt làm một chiếc ly có màu như thế và bảo: “Mỗi lần nâng ly lên là đã uống vơi đi một chút thanh xuân của chính mình”. Vì thế, mỗi khi thấy tôi trả tiền và ra về, bỏ lại ly cà phê gần như nguyên vẹn, nhân viên thường tỏ ý bất ngờ. Họ đâu biết tôi chỉ cần ngồi nhớ chút hương xưa cũ chứ đâu có nỡ làm vợi đi những kỷ niệm thanh xuân của một người.

Quán còn có một bà cụ hay ngồi đan len, khi thì chiếc áo, khi thì chiếc khăn. Bà hầu như không nói, chỉ mỉm cười khi có ai đó đến gần góc nhỏ đó. Tôi để ý thấy bà không có vẻ gì vội vã mà luôn ngồi đan với dáng vẻ từ tốn, khoan thai. Những ngón tay nhẹ đưa từng mũi kim lên xuống nhịp nhàng.

Gần đây, mỗi lần đến quán, tôi không còn nghe tiếng đàn từ nhà bên kia vọng sang nữa và bà cụ đan len cũng vắng bóng. Tôi thoáng nghe nhân viên trong quán nói với nhau: Ông cụ chơi đàn đang ốm nặng và bà cụ bên này thường xuyên qua chăm sóc. Thể nào, họ như một cặp trời sinh hô ứng dẫu như ánh nắng cuối đông không còn rực rỡ nhưng vẫn ấm áp bên trời. Hai điều quen thuộc và bí ẩn đều thốt nhiên không còn khiến lòng tôi dâng niềm mong ngóng. Tôi mong cho ông mau khỏe, mong bà lại có những phút thảnh thơi bên những cuộn len đủ sắc màu. Rồi như lén bỏ thêm chút “tham lam” cho mình, tôi mong đến một ngày, tôi nhận ra chiếc khăn len quen thuộc ai đó bỏ quên trên chiếc ghế nơi tôi hay ngồi trong quán nhớ.

Có thể bạn quan tâm

Có một phố núi trong tim

Có một phố núi trong tim

(GLO)- Tôi đã từng nghe, đại ý, du lịch là dịch chuyển từ nơi sống chán nản của mình đến nơi sống chán nản của người khác. Tôi cũng từng đọc: “Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân một cách khôn ngoan rằng nên đổi gió và thay đổi khung cảnh sống” và “hành trình của chúng ta là những chuyến đi vòng quanh, các bác sĩ chỉ kê đơn cho những căn bệnh ngoài da” (“Walden-Một mình sống trong rừng” của Henry David Thoreau).

Lựa chọn

Lựa chọn

Chiếc xe khách 16 chỗ dừng lại trước một con đường nhỏ chạy giữa những liếp cam xanh mướt mắt. Tôi xuống xe, vẫn còn ngờ ngợ liệu mình có đến đúng chỗ không, dù bác lơ xe có tuổi đã bảo đảm đây chính xác là địa chỉ tôi đưa, còn tôi không có lý do gì để không tin bác ta cả.
Bông tím lục bình

Bông tím lục bình

Nhắc đến sắc tím, người ta thường nghĩ về xứ Huế mộng mơ, tà áo dài tím thướt tha qua những cung đường, di sản trầm mặc với thời gian. Vẫn là sắc tím nhưng vẻ đẹp nơi miệt vườn sông nước miền Tây Nam bộ mộc mạc cánh hoa lục bình.
Gặp lại tháng ba

Gặp lại tháng ba

(GLO)- Hồi nhỏ, tôi có thói quen nhìn trời, nghe hướng gió tháng ba để bắt đầu một chuyến đi trên con đường núi. Vì thế giúp tôi nhận ra một tháng ba chưa nắng gay gắt, chưa mưa xối xả, đã thưa rét và nhiều người đã rời xa cố hương… Tháng ba tĩnh lặng và đằm sâu.

Mẹ tôi

Mẹ tôi

(GLO)- Mặc dù đã 86 tuổi nhưng mẹ tôi vẫn còn rất tinh tường, minh mẫn. Những ký ức tuổi thơ của mẹ, năm tháng thời thanh niên của ba tôi hay chuyện của chị em chúng tôi, mẹ nhớ như in, thỉnh thoảng lại rủ rỉ kể cho con cháu nghe.
Bắt đầu từ hoàng hôn

Bắt đầu từ hoàng hôn

(GLO)- Ngắm hoàng hôn là một trong những điều lãng mạn nhất mà tôi dành cho mình khi tuổi đời không còn quá trẻ. Đâu đó, người ta vẫn tin rằng trong những buổi chiều, dù có nhìn về phương nào đi nữa cũng không sao tránh được nỗi buồn, vì bóng hoàng hôn thường gợi một điều gì đã vãn. Nhưng tôi có cảm giác hoàng hôn mới chính là sự bắt đầu…

Mái hiên cổ tích

Mái hiên cổ tích

(GLO)- Tuổi thơ tôi gắn với hiên nhà. Ngôi nhà tranh 3 gian 2 chái có mái hiên rất rộng đằng trước. Nhà Việt xưa kết cấu rất khác với các kiểu nhà đương đại: các gian trong dành làm nơi thờ cúng, ngủ nghỉ; chái làm kho hoặc bếp. Và, đương nhiên “không gian sống” cho mọi sinh hoạt còn lại, từ ăn uống, chuyện trò, nhiều khi cả việc tiếp khách nữa… đều dồn hết nơi hiên nhà.

Khu vườn tháng Giêng

Khu vườn tháng Giêng

(GLO)- Năm nay, tôi nhận ra trong khu vườn nhà mình có một mùa xuân thật khác. Mùa xuân bước ra từ mộc mạc, cũ kỹ của các loại cây, từ cành khẳng khiu, từ tiếng chim quen thuộc như một bài học mới, bài học của vườn xưa.

Ra Giêng

Ra Giêng

(GLO)- Có một khoảng thời gian sau Tết Nguyên đán, những ngày tháng Giêng ấm nồng và trong trẻo thường được gọi là “ra Giêng”.

Màu nắng

Màu nắng

(GLO)- Sớm mai, chỉ cần mở cửa nhìn ra là tôi đã thấy nắng, vàng tươi dịu dàng. Thì chẳng phải Tây Nguyên đang trong những ngày tràn nắng đó thôi. Không gian thơm mùi hương mới, được trải một liếp vàng tơ non, như một lời chào tạm biệt với sắc lạnh của mấy tháng trời mùa đông cùng gió. Nắng xuân nhẹ bước dạo chơi bên phố, ngắm hoài cũng không thấy vẻ nào của sự oi bức, gắt nồng của khoảng giữa mùa hè; cũng không thoáng buồn, nhiều khi là ảm đạm như trong mùa thu. Nắng xuân là màu nắng của tình yêu và hy vọng khiến cho lòng người cảm giác bình yên và hạnh phúc.
Sẽ lại bắt đầu

Sẽ lại bắt đầu

(GLO)- Tết đã trôi qua mà tôi thấy mình dường như vẫn đang chờ đợi một điều gì đó. Chắc vì hoa cỏ mùa xuân vẫn còn điểm tô cho tháng 2 màu lễ lạt. Cứ như lúc nào cũng văng vẳng bên tai tiếng pháo hoa đì đùng đêm trừ tịch và sóng sánh bên môi vị rượu vang chát nhẹ, nồng thơm. Mà chẳng phải mình tôi, ngay cái lạnh của những ngày cuối năm đến tận bây giờ hãy còn vấn vương đâu đó trong mỗi sớm.

Nhịp thời gian

Nhịp thời gian

(GLO)- Qua ngày lập xuân, tiết trời ấm áp hẳn. Sớm mai đã không còn cảm giác buôn buốt của mùa đông len trong không gian nữa. Trời vẫn se se dìu dịu, nhưng cái lạnh vừa đủ khiến con người khẽ nhen lên cảm giác dễ chịu, thư thái.
Đường đen ngày ấy

Đường đen ngày ấy

(GLO)- Nhà tôi trồng đám mía bên sông. Vào vụ thu hoạch, ba tôi chở mía cây tới lò để ép và nấu được 2 thùng đường đen. Số đường ấy, mẹ bán 1 thùng, còn 1 thùng để dành nhà ăn.

Bến sông hoa vàng

Bến sông hoa vàng

Sáng chớm lạnh. Mùi lom khom dưới bến sông múc từng gàu nước tưới khóm hoa vàng. Tháng này nước sông lờ lợ, không mặn cũng chẳng ngọt. Công việc ấy cứ lặp đi lặp lại sớm chiều, ngày này qua ngày khác. Đáp lại những chăm chút, nâng niu của Mùi, lúc nào khóm hoa cũng nở vàng rực rỡ. Hoa sao nhái, cúc vạn thọ, mào gà vàng… cứ thay nhau nở rộ. Bến sông vì thế mà đẹp hơn rất nhiều. Có đoạn Mùi đi xa, không ai tưới hoa, đến khi trở về thì hoa đã tàn. Mùi buồn man mác.
Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- 1. Trong nhà, cành tuyết mai bé xinh đã đơm hoa trắng tinh khiết từ những chiếc nụ be bé màu xanh. Những bông hoa năm cánh nhụy vàng bật lên từ cành lá khẳng khiu.