Mỹ vớt khinh khí cầu Trung Quốc sau khi bắn hạ hồi tháng 2/2023. Ảnh: AP |
“Mỹ và Trung Quốc đã duy trì mô hình giao tiếp khá tốt cho đến khi xảy ra sự cố khinh khí cầu. Chúng tôi thực sự cần tăng cường liên lạc với sự tham gia rộng rãi hơn ở cấp Chính phủ. Washington đã sẵn sàng cho điều đó. Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng Bắc Kinh cũng sẽ sẵn sàng", Đại sứ Mỹ tại Nicholas Burns nói.
Ông Nicholas Burns cho rằng trong khi có khoảng 295.000 sinh viên Trung Quốc ở Mỹ, thì chỉ có 350 sinh viên Mỹ ở Trung Quốc. Ông nhấn mạnh, có hàng nghìn sinh viên Mỹ ở Trung Quốc một thập kỷ trước.
Theo Nicholas Burns, sự khác biệt rõ rệt là do chính sách "Zero Covid" của Trung Quốc, sinh viên Mỹ không thể xin thị thực vào nước này. Đại sứ Mỹ cho biết ông hy vọng việc trao đổi sinh viên sẽ tăng trở lại với sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại.
Đầu tháng 2, sau khi quân đội Mỹ bắn hạ kinh khí cầu do thám của Trung Quốc trong không phận nước này, người phát ngôn Lầu Năm Góc Pat Ryder cho biết Trung Quốc đã từ chối yêu cầu của Mỹ về việc tổ chức một cuộc điện đàm giữa người đứng đầu Bộ Quốc phòng hai nước.
Tuy nhiên, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan sau đó khẳng định liên hệ cấp cao giữa hai bên vẫn được duy trì, nhấn mạnh Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc hội đàm với Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Vương Nghị tại Hội nghị An ninh Munich.
Quan hệ Mỹ - Trung trở nên căng thẳng kể từ khi khinh khí cầu Trung Quốc bị bắn hạ. Washington coi vụ việc là hành động khiêu khích của Bắc Kinh. Phía Trung Quốc khẳng định rằng đó là khinh khí cầu dân sự có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
Trung Quốc đã cắt một số kênh liên lạc giữa quân đội nước này với Mỹ và các lĩnh vực đối thoại song phương khác sau chuyến thăm vào tháng 8/2022 tới đảo Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc đó là bà Nancy Pelosi.