Ngã xuống để dân bình yên: Bố đi làm chưa về thôi phải không mẹ…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước lúc lên đường làm nhiệm vụ, thiếu tá Vi Văn Luân còn hẹn vợ và các con đến ngày 28 tết sẽ chụp ảnh chung cùng gia đình, và ăn tết sớm hơn mọi năm để anh còn đi trực ở đơn vị trong những ngày tết. Nhưng lời hẹn đó giờ mãi mãi không thành hiện thực.
Đã hơn 1 năm kể từ ngày thiếu tá Vi Văn Luân, cán bộ công an xã biên giới Pù Nhi (H.Mường Lát, Thanh Hóa) hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ ngăn chặn tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy trái phép; những người ở lại luôn tự hào về lòng dũng cảm của anh.
Ngày 5.2.2021, tức 24 Tết Tân Sửu, sau khi giúp vợ dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón năm mới, thiếu tá Vi Văn Luân cùng đồng đội lên đường nhận nhiệm vụ tuần tra, trấn áp tội phạm dọc tỉnh lộ 521D và QL16 qua địa bàn huyện biên giới Mường Lát, theo kế hoạch của Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, nhằm bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán.
Không để tội phạm ma túy lộng hành
Ngày 25 tết, khi người Mông, người Thái từ các bản ở lưng chừng núi đổ xuống thị trấn Mường Lát mua sắm quần áo mới, bánh kẹo, thịt, cá… để chào đón năm mới, thì thiếu tá Vi Văn Luân cùng 3 đồng đội thuộc tổ công tác của Công an H.Mường Lát lại ngược lên các bản vùng cao, qua những chặng đường hiểm trở, đèo dốc để giữ gìn an ninh, trật tự.

Đồng đội của anh Vi Văn Luân luôn bên cạnh gia đình anh. Ảnh: Minh Hải
Đồng đội của anh Vi Văn Luân luôn bên cạnh gia đình anh. Ảnh: Minh Hải
Khoảng 20 giờ cùng ngày, tổ công tác đang tuần tra trên QL16, khi qua địa phận bản Mau (xã Mường Lý, H.Mường Lát) thì phát hiện 2 đối tượng cầm súng đang đứng bên đường. Nghi vấn những người này có hoạt động liên quan đến mua bán, vận chuyển ma túy, tổ công tác dừng xe lại và yêu cầu các đối tượng chấp hành kiểm tra hành chính theo đúng quy định.
Lúc này, thiếu tá Vi Văn Luân đi trước, theo sau là 3 đồng đội, dần tiến lại gần để kiểm tra hành chính các đối tượng nghi vấn. Bất ngờ, Sùng A Chía (41 tuổi, ngụ H.Mường Lát, một trong hai người đứng bên đường) chĩa súng bắn thẳng vào ngực thiếu tá Luân. 2 đồng bọn khác của Chía đứng ở đồi gần đó cũng liên tiếp nổ súng về phía tổ công tác rồi cùng nhau tẩu thoát khỏi hiện trường.
Thiếu tá Luân được đồng đội đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên anh đã hy sinh. Riêng 4 đối tượng gây án sau đó lần lượt bị bắt giữ và TAND tỉnh Thanh Hóa tuyên phạt 1 án tử hình, 3 án chung thân về tội giết người.
Tấm gương sáng
Hơn một năm kể từ ngày thiếu tá Luân hy sinh, vợ anh - chị Ngân Thị An (37 tuổi) và hai đứa con nhỏ của anh vẫn chưa thể tin đó là sự thật.
Vợ chồng thiếu tá Luân đều là người dân tộc Thái, sinh ra ở địa phương có điều kiện đặc biệt khó khăn là Mường Lát, nhưng cả hai đã nỗ lực học tập và làm việc, trở thành tấm gương sáng trong ngành công an và ngành giáo dục H.Mường Lát.

Chị An và con trai Vi Việt Dũng
Chị An và con trai Vi Việt Dũng

Chị Ngân Thị An không kìm được nước mắt khi kể về những ngày trước khi chồng hy sinh
Chị Ngân Thị An không kìm được nước mắt khi kể về những ngày trước khi chồng hy sinh
Trước khi hy sinh, ngày ngày vợ chồng thiếu tá Luân chở nhau vượt qua quãng đường gần 10 km từ TT.Mường Lát đến xã Pù Nhi làm việc. Khi đó, thiếu tá Luân làm công an xã, còn chị An là giáo viên dạy môn tiếng Anh ở Trường THCS Pù Nhi. Hạnh phúc càng thêm trọn vẹn khi con gái đầu Vi Ngân Thương (14 tuổi) và con trai út Vi Việt Dũng (7 tuổi) đều chăm ngoan, học giỏi. Tiếc thay ngôi nhà hạnh phúc của gia đình giờ vắng mãi người chồng, người cha thân yêu.
Căn nhà sàn nằm ở lưng chừng con dốc, bên một khe nước ở tiểu khu 4, TT.Mường Lát là nơi gia đình nhỏ của thiếu tá Vi Văn Luân sinh sống. Chiếc xe máy thường ngày anh đi làm trước đây vẫn còn đó.
“Ngày 24 tết, anh ấy tranh thủ dọn nhà cửa, giặt quần áo, giày dép cho vợ con để chuẩn bị đón tết. Anh ấy còn nói với tôi là đã chọn được cành đào, ngày 25 đi làm nhiệm vụ về, đến 26 sẽ cắm đào, trang trí nhà cửa. Chiều hôm đó, anh ấy còn mua chiếc loa kéo về nói là để tiện cho tôi thi thoảng dạy học sinh ở nhà, và có thể hát karaoke lúc rảnh rỗi. Tối hôm đó, vợ chồng tôi còn hát chung bài hát...”, chị Ngân Thị An ngậm ngùi nhớ lại.
Trước lúc lên đường làm nhiệm vụ, thiếu tá Luân còn hẹn vợ và các con đến ngày 28 tết sẽ chụp ảnh chung cùng gia đình, và ăn tết sớm hơn mọi năm để anh còn đi trực ở đơn vị trong những ngày tết. Nhưng lời hẹn đó giờ mãi mãi không thành hiện thực.
“Bình thường, anh ấy không thích chụp ảnh, nhưng hôm đó anh nói với tôi năm nay cả gia đình ăn tết sớm, còn hẹn mọi người trong gia đình nội, ngoại cùng nhau chụp ảnh chung, còn bảo tôi có bạn bè thân nào thì rủ đến ăn tết cùng gia đình. Trưa hôm sau, tức là 25 tết, anh ấy gọi điện nói là không về ăn cơm trưa, còn dặn tôi mua 2 nắm xôi và 3 con cá mặn để lúc nào về thì ăn cùng chú Dũng (đồng đội đi cùng thiếu tá Luân - PV). Ai ngờ…”, chị An vừa khóc vừa kể.

Cháu Vi Việt Dũng thích được cõng trên lưng. Mỗi lần đồng đội của anh Luân đến thăm đều cõng cháu đi quanh nhà
Cháu Vi Việt Dũng thích được cõng trên lưng. Mỗi lần đồng đội của anh Luân đến thăm đều cõng cháu đi quanh nhà
Bước tiếp con đường bố đã chọn
Kể từ lúc thiếu tá Luân hy sinh, con gái đầu Vi Ngân Thương mong ước trở thành cán bộ công an để bước tiếp con đường bố đã chọn. “Trước đây cháu thích học rồi làm giáo viên tiếng Anh giống mẹ để dạy cho các em nhỏ ở các bản, làng còn khó khăn. Nhưng từ khi bố mất, cháu lại muốn làm công an. Cháu sẽ học và thi vào ngành công an, sẽ bước tiếp con đường bố cháu đã chọn”, Thương chia sẻ.
Còn Vi Việt Dũng năm nay mới lên lớp 2, nhưng cậu bé không muốn ai nói bố mình đã chết. “Hôm rồi đi học thêm về, cháu có kể là bạn ở lớp hỏi vì sao bố bạn chết, chết là như thế nào? Con kể là khi bạn hỏi, con đã nói bố không chết, mà mất thôi, bố đi làm chưa về thôi phải không mẹ. Những lúc như thế, tôi không biết giải thích thế nào với cháu. Mấy hôm trước, trời mưa to, nước chảy ào ạt cả đêm, bỗng cháu gọi to tên bố, đòi ngủ cùng bố cho khỏi sợ”, chị An chia sẻ về nỗi lòng của con trẻ.
Từ ngày thiếu tá Luân hy sinh, đồng đội của anh tại Công an H.Mường Lát thường xuyên đến nhà thăm hỏi, động viên. Chính quyền H.Mường Lát cũng đã quan tâm chuyển chị An (đang dạy ở Trường THCS Pù Nhi cách nhà gần 10 km) về dạy tại trường ở xã Tam Chung, chỉ cách nhà khoảng 2 km để chị đi lại gần hơn, có nhiều thời gian chăm sóc con cái.
(còn tiếp)

Trước sự hy sinh vì bình yên cho quê hương của thiếu tá Vi Văn Luân, Chủ tịch nước đã truy tặng Huân chương Chiến công hạng ba; Bộ trưởng Bộ Công an truy thăng cấp bậc hàm trước niên hạn cho anh từ thiếu tá lên trung tá.

Trong quá trình công tác, trung tá Vi Văn Luân từng nhiều lần được tuyên dương. Trong đó, Chủ tịch nước tặng Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì, ba; Chủ tịch UBND H.Mường Lát và Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa tặng nhiều giấy khen do có thành tích xuất sắc trong các năm công tác.

Theo Minh Hải (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Làng khoa bảng Đông Thái (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) từng là mảnh đất nổi tiếng với nghề dệt lụa, sản sinh ra nhiều anh tài nức tiếng thiên hạ. Qua sự chuyển mình của thời gian, nghề dệt lụa đã đi vào dĩ vãng, nhưng con người nơi đây vẫn rong ruổi với “nghề” nuôi người học.
Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Không chỉ có hàng trăm loài động, thực vật (trong đó có nhiều loài đặc hữu, hàng chục loại có tên trong sách đỏ Việt Nam), rừng ở Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin còn là đầu nguồn của dòng Sêrêpốk. Tuy nhiên, việc gìn giữ tài nguyên rừng quý giá nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực.
Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Thủy lợi Ea Kao, Krông Búk hạ hay Thủy điện Dray H’linh và nhiều công trình trên đường hành tiến chinh phục năng lượng là dấu ấn sinh động của tinh thần dám nghĩ, dám làm; là niềm tự hào về sự chung sức đồng lòng, sáng tạo; sự vĩ đại, phi thường dùng sức người để trị thủy, thu gió, gom nắng.
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.