'Lao động chui' - Kỳ cuối: Những người ở lại 'làng Tây'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong dòng người lần lượt rời bỏ quê, lên đường chấp nhận chuyến đi may rủi để làm thuê ở xứ người thì nhiều gia đình đã quyết định bám trụ, lấy ruộng vườn nuôi giấc mơ từ nghèo khó. Và không ít người đã khấm khá lên.
 

 Những công nhân quê ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) làm việc tại xưởng may trong xã mình - Ảnh: DOÃN HÒA
Những công nhân quê ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) làm việc tại xưởng may trong xã mình - Ảnh: DOÃN HÒA


Quãng thời gian sống chui lủi, trốn tránh ở Đức là những ngày tháng khó quên nhất. Khi quyết định về quê sống, tôi đã nghĩ đừng bao giờ để mình lặp lại hoàn cảnh tương tự. Quê hương dù nghèo, nhưng nếu chịu khó thì sẽ có cái ăn. Chẳng nơi đâu bằng được sống trên quê hương mình.
 

Ông Lê Văn Bình
(xã Thiên Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh)




Căn nhà bề thế, cao ba tầng đang vào những ngày hoàn thiện cuối cùng để đón khách tới mừng tân gia là của anh Võ Huy Bá (37 tuổi) cùng vợ là chị Trần Thị Linh.

15 năm về trước, khi thấy lũ lượt bạn bè xầm xì làm thủ tục xuất cảnh qua Đài Loan, Nhật Bản, các nước châu Âu để "xuất khẩu lao động" thì chàng trai nghèo Võ Huy Bá đã quyết định vào xưởng mộc học nghề.

Những người trẻ bám trụ

Giữa trưa, nhóm thợ làm việc trong xưởng mộc chuyên về đồ mỹ nghệ, nội thất gia dụng của anh Bá ở thôn Trường Lộc, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh vẫn rộn ràng tiếng đục. Mẹ anh Bá là bà Võ Thị Tân (58 tuổi) bế đứa cháu ngủ thiu thiu trên tay, rơi nước mắt khi nghe ngóng thông tin về những bạn trẻ cùng xã đang mất liên lạc.

Bà Tân kể: chồng mất khi Bá và hai em còn nhỏ. Những năm 1995 - 2000, xã Thiên Lộc nghèo xơ xác, làng quê buồn hiu hắt. Rất nhiều thanh niên trong làng đã được cha mẹ dốc hết vốn liếng, sổ đỏ nhà đem đi "cắm" ngân hàng đặt vào canh bạc đưa con lên đường qua xứ người kiếm tiền nuôi giấc mơ đổi đời. Những năm đó, Bá - theo bà nhớ - cũng có chút xao động.

Tuy nhiên, thay vì chọn cách đối diện với nhiều may rủi khi ra nước ngoài, Bá đã quyết định đi học nghề ở quê nhà. Mất 10 tháng để thành nghề, Bá về xin mẹ mở xưởng gỗ nhỏ ngay trong làng. Nhờ chịu khó và khéo tay, hàng của chàng thợ trẻ làm ra được bà con ưa chuộng, đặt mua. Xưởng mộc đó không chỉ giúp anh gầy dựng cơ nghiệp, mà nay còn tạo công ăn việc làm cho các thành viên trong gia đình và nhiều người làng.

Mới đây, vợ chồng Bá, sau nhiều năm dành dụm, đã cất căn nhà bề thế đến cả 2 tỉ đồng. Từ hoàn cảnh của mình, Bá lại vận động nhiều người trẻ khác bám trụ quê hương. Hai người em sau của Bá khi học xong 12 cũng đã bắt mối, làm visa chuẩn bị lên đường, nhưng cuối cùng được Bá thuyết phục ở lại.

Xã Thiên Lộc là nơi dậy sóng những ngày qua bởi có nhiều con em mất liên lạc nghi nằm trong xe container tại Anh. Đến những ngôi làng ở xã này, đâu đâu cũng thấy cảnh dân dựng nhà cao cửa rộng, nhiều người sắm được xe hơi.

Ông Đặng Anh Tuấn - chủ tịch UBND xã Thiên Lộc - nói một phần tài sản, nhà cửa của người dân có được từ tiền làm việc của con em đi nước ngoài gửi về. Tính tới nay, toàn xã có hơn 1.300 người đang đi làm thuê ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Vương quốc Anh.

"Nhưng thực tế cũng có rất nhiều hộ không chấp nhận rủi ro để ra nước ngoài mà quyết tâm ở lại gầy dựng, bám làng. Bằng chứng là toàn xã có tới trên 8.000 hộ" - ông Tuấn dẫn chứng. Theo ông Tuấn, ngoài số dân sống nhờ vào nguồn tiền con em ra nước ngoài gửi về, những mô hình làm nông nghiệp, trang trại cũng xuất hiện ngày một nhiều ở xã này, phần lớn thuộc sở hữu của người trẻ.

Anh Hoàng Ngọc Hiếu - chủ trang trại ở cánh đồng giữa bãi sình lầy - cho biết từng đi làm thuê ở nước ngoài 4 năm, nhưng từ năm 2012 khi trở về quê thấy ruộng vườn bị bỏ không, người trẻ ra đi quá nhiều nên quyết tâm ở lại thuê đất làm trang trại nông nghiệp. Từ bãi nổi hoang hóa, nay trang trại của vợ chồng anh đã bề thế, trồng đủ các loại cây ăn trái, nuôi hàng chục con trâu, nuôi gà lấy thịt, tạo ra khoản doanh thu khoảng 300 triệu đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Thụy - bí thư Đoàn thanh niên xã Thiên Lộc - cho biết trong nhiều mô hình làm ăn thành công tại địa phương có đóng góp của không ít cơ sở là của người trẻ. Dù xuất khẩu lao động vẫn là lựa chọn hấp dẫn nhất, nhanh có tiền và được nhiều thanh niên lựa chọn thì thực tế vẫn có nhiều người trẻ quyết tâm bám trụ lại quê hương gầy dựng được sự nghiệp.

Người làm nhỏ thì lập trang trại, người có vốn thì buôn bán, nuôi nghề dần rồi mở cơ sở buôn bán, mở xưởng sản xuất kinh doanh đồ mỹ nghệ...


 

 Ngôi nhà bề thế của vợ chồng anh Bá được dựng lên từ nghề mộc trên làng quê nghèo - Ảnh: B.D.
Ngôi nhà bề thế của vợ chồng anh Bá được dựng lên từ nghề mộc trên làng quê nghèo - Ảnh: B.D.



Đưa nhà máy về tận làng

Ở các xã dọc miền biển tỉnh Nghệ An, nhiều nhà máy đang mọc lên càng nhiều cùng những cơ sở "chân rết" nhỏ chuyên gia công đồ may mặc, hàng thủ công về tận làng quê tận dụng nguồn lao động, giữ chân người trẻ.

"Xuất ngoại không phải là con đường duy nhất để làm giàu, nếu mình có trình độ, năng lực thì ở đâu mình cũng phát triển được" - anh Phạm Văn Thư, giám đốc Công ty TNHH Phong Thư, bình luận. Công ty may của anh đang tạo việc làm cho gần 100 lao động ở xã "xuất ngoại" Đô Thành.

Anh Thư cho biết hơn 10 năm trước, khi mà nhà nhà ở quê anh lên đường "xuất ngoại" thì vợ chồng anh quyết định ở lại quê hương lập nghiệp. Hai người mạnh dạn đầu tư mở xưởng may tại nhà, mua máy móc, thiết bị phục vụ cho xưởng hoạt động, chủ yếu là gia công các loại quần áo.

Những đơn hàng từ hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn sản phẩm của họ đã xuất đi các thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Canada. Hiện nay, gia đình anh Thư đã tạo việc làm cho gần 100 thợ làm thường xuyên tại xưởng với mức lương trung bình 3-6 triệu đồng/tháng. "Lao động chưa có tay nghề thì chúng tôi sẽ đào tạo, hỗ trợ tiền học, ăn uống. Nếu ai có tay nghề, làm tốt thì thu nhập cao hơn nhiều so với làm ruộng, cũng không cần phải đi lao động ở nước ngoài" - chị Nguyễn Thị Nhâm, vợ anh Thư, hồ hởi khoe.

Anh Phạm Văn Mùi (28 tuổi) - công nhân trong xưởng may của anh Thư - cho biết làm việc tại đây đã 3 năm. Nhờ được làm gần nhà, anh có điều kiện để chăm con, quán xuyến nhà cửa, không phải thắc thỏm như nhiều gia đình khác khi phải rơi vào cảnh lưu lạc tha hương.

"Tôi thấy nhiều bạn bè vay mượn ngân hàng để đi lao động ở nước ngoài, có người đi theo con đường bất hợp pháp rất rủi ro. Công việc ở nước ngoài cũng là lao động chân tay, nếu mình không có trình độ thì công việc ở gần nhà cho thu nhập cũng khá, nên không có lý do gì mà tôi ra đi như thế" - anh Mùi tâm sự.


 



"Đi Tây về, rồi sao nữa?"

Ông Lê Văn Bình (60 tuổi) là chủ một cửa hàng tạp hóa lớn ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Để có vốn làm ăn, ông Bình đã có 7 năm bán thuốc lá ở nước Đức. Ông kể năm 1993 ông bay qua Cộng hòa Czech, rồi vượt biên qua Đức làm ăn.

Bảy năm sau khi sống chui lủi, ông quyết định bỏ tất cả, lận túi quần được một khoản tiền rồi về quê mua một miếng đất, dốc hết vốn liếng mở quán tạp hóa "gầy dựng sự nghiệp". Quán tạp hóa đó tới nay vẫn là nguồn sống nuôi vợ chồng, các con cái ông nên người.

Chủ tịch UBND xã Đô Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) Nguyễn Văn Hà nói rất nhiều người dân khi nghèo đã chấp nhận rủi ro để ra nước ngoài lao động. Nhưng khi về quê, nhiều người lại dốc hết toàn bộ tiền bạc kiếm được xây nhà cửa, mua sắm xe cộ. Hết vốn, họ lại phải đi làm thuê hoặc tìm đường "xuất ngoại" trở lại, hộ có "đầu óc" hơn thì mua đất, học cách buôn bán để sinh sống tại quê hương.



THÁI BÁ DŨNG - DOÃN HÒA - V.ĐỊNH  (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Làng khoa bảng Đông Thái (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) từng là mảnh đất nổi tiếng với nghề dệt lụa, sản sinh ra nhiều anh tài nức tiếng thiên hạ. Qua sự chuyển mình của thời gian, nghề dệt lụa đã đi vào dĩ vãng, nhưng con người nơi đây vẫn rong ruổi với “nghề” nuôi người học.
Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Không chỉ có hàng trăm loài động, thực vật (trong đó có nhiều loài đặc hữu, hàng chục loại có tên trong sách đỏ Việt Nam), rừng ở Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin còn là đầu nguồn của dòng Sêrêpốk. Tuy nhiên, việc gìn giữ tài nguyên rừng quý giá nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực.
Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Thủy lợi Ea Kao, Krông Búk hạ hay Thủy điện Dray H’linh và nhiều công trình trên đường hành tiến chinh phục năng lượng là dấu ấn sinh động của tinh thần dám nghĩ, dám làm; là niềm tự hào về sự chung sức đồng lòng, sáng tạo; sự vĩ đại, phi thường dùng sức người để trị thủy, thu gió, gom nắng.
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.