Vì sao Lịch sử là môn tự chọn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Năm học 2022-2023, Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ bắt đầu triển khai ở lớp 10 và môn Lịch sử được xếp vào nhóm lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học và xã hội, ngoài các môn bắt buộc.

Môn Lịch sử được xếp vào nhóm lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học và xã hội, ngoài các môn bắt buộc. Ảnh nguồn internet
Môn Lịch sử được xếp vào nhóm lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học và xã hội, ngoài các môn bắt buộc. Ảnh nguồn internet



Trước những lo ngại học sinh sẽ không chọn môn học này, trao đổi với Tiền Phong, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 lý giải: Từ lớp 1-9 giáo dục lịch sử là nội dung bắt buộc. Khi vào THPT, Lịch sử là môn chuyên sâu, giúp học sinh có định hướng học các ngành khoa học xã hội và nhân văn tiếp cận nghề nghiệp tương lai.

Cụ thể, ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục lịch sử được thực hiện trong các môn học Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lí, liên tục từ lớp 1 đến lớp 5, giúp học sinh làm quen với một số nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới.

Ở cấp THCS, nội dung giáo dục lịch sử được thực hiện trong môn Lịch sử và Địa lí, liên tục từ lớp 6 đến lớp 9, giúp học sinh có được nền tảng kiến thức thông sử của lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á, từ khởi nguyên cho tới ngày nay. Đồng thời, nội dung giáo dục lịch sử cũng được thực hiện ở các môn học khác như Đạo đức, Giáo dục công dân, Tiếng Việt, Ngữ văn, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương,…

Như vậy, khi học xong cấp THCS, học sinh đã hoàn thành toàn bộ nội dung giáo dục cơ bản, trong đó có nội dung giáo dục lịch sử, có đủ điều kiện cơ bản để phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi.

Ở cấp THPT, Chương trình môn Lịch sử là chương trình chuyên sâu, giúp những học sinh có định hướng học các ngành khoa học xã hội và nhân văn tiếp cận nghề nghiệp tương lai, bao gồm các chủ đề và chuyên đề như: Lịch sử và Sử học; Cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Làng xã Việt Nam trong lịch sử; Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945); Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay); Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858); Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay;…

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: “Như vậy, có thể khẳng định là Chương trình GDPT mới đã thực hiện nội dung giáo dục lịch sử, giáo dục lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm công dân một cách đầy đủ, toàn diện theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 29 và các văn bản quy phạm pháp luật mà Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành”.

PHƯƠNG VI (tổng hợp)
 

Có thể bạn quan tâm

Miễn học phí cho trẻ 5 tuổi: Giúp phụ huynh bớt khó khăn

Miễn học phí cho trẻ 5 tuổi: Giúp phụ huynh bớt khó khăn

(GLO)- Tất cả trẻ mầm non 5 tuổi ở các trường công lập (chưa tự chủ) sẽ được miễn học phí từ năm học 2024-2025 theo lộ trình. Đây được xem là tín hiệu vui giúp phụ huynh an tâm cho trẻ tới trường, nhất là ở những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn.
Trần Phạm Long Nghĩa là thủ khoa kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2024.

Thủ khoa kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM

Trong kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2024, với số điểm 1.116/1.200, Trần Phạm Long Nghĩa, học sinh lớp 12, Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú) đã xuất sắc vượt qua thủ khoa đợt 1 (1.076 điểm - PV) và trở thành thí sinh có điểm số cao nhất ở kỳ thi đánh giá năng lực năm nay.