Krông Pa vướng mắc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, việc thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC) về lĩnh vực đất đai, nhất là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) trên địa bàn huyện Krông Pa vẫn còn chậm, nguyên nhân do sai lệch bản đồ địa chính so với thực tế lên tới 90%.

Theo ông Nguyễn Anh Đức-Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Krông Pa: TTHC về đất đai, nhất là thủ tục cấp GCNQSDĐ, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có tính chất phức tạp, cần phải kiểm tra, xác minh qua nhiều bước theo quy định. Trong khi đó, dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện Krông Pa, đặc biệt là bản đồ địa chính hiện nay đã cũ rách, biến động rất lớn; đa phần GCNQSDĐ cấp từ năm 1998-2001 sai sót nhiều, cấp chồng lấn và cấp không đúng chủ sử dụng đất; tọa độ giả định đa phần là tọa độ HN-72 gây khó khăn trong việc xuất tọa độ đưa về VN-2000… Do tỉ lệ sai sót so với thực tế lên tới 90% nên quá trình xử lý sai sót các giấy tờ liên quan đến đất đai thời điểm trước đây rất khó khăn và tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc thực hiện các hồ sơ phát sinh thời điểm hiện tại như: phải đo đạc lại hoặc phải thu hồi GCNQSDĐ đã cấp sai. Việc giải quyết các thủ tục này mất nhiều thời gian và tốn nhiều kinh phí.

Còn ông Rah Lan Baih-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Rsươm-cho rằng: Căn cứ quy định tại Khoản 4, Điều 31, Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29-7-2024 của Chính phủ quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai quy định: Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai chỉ thực hiện đo đạc đối với hồ sơ đăng ký, cấp cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi chưa có mảnh trích đo. Còn đối với các hồ sơ đăng ký, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nơi đã có bản đồ địa chính thì cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện (Phòng Tài nguyên và Môi trường) có trách nhiệm trích lục bản đồ địa chính.

Tuy nhiên, hiện nay do bản đồ địa chính đo đạc từ những năm 2000 trên địa bàn xã Ia Rsươm không đảm bảo chất lượng, tỉ lệ sai sót so với thực tế khoảng 90% dẫn đến nhiều khó khăn trong việc xuất trích lục thửa đất phục vụ công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã. Ngoài ra, người dân sinh sống trên địa bàn xã có nhiều thành phần (người Jrai sinh sống lâu đời; người đi kinh tế mới, sang nhượng, cho tặng…), thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã từ lâu. Tuy nhiên, đến nay người dân mới thực hiện việc đăng ký, cấp GCNQSDĐ trong khi cơ sở dữ liệu, thông tin tại xã không đầy đủ nên gặp không ít khó khăn trong công tác xác định nguồn gốc sử dụng đất, xác nhận việc sử dụng đất ổn định phục vụ việc đăng ký, cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã. Một trong những khó khăn nữa là do Luật Đất đai năm 2024 mới được ban hành nhưng các nghị định và văn bản hướng dẫn vẫn chưa được đầy đủ, nội dung có nhiều thay đổi nên cần thời gian để cán bộ, công chức địa chính cấp xã nghiên cứu, tiếp cận mới có thể hướng dẫn người dân thực hiện.

ngoi-dan-xa-phu-can-huyen-krong-pa-cay-dat-de-trong-cay-mi-anh-le-nam.jpg
TTHC về đất đai, nhất là thủ tục cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Krông Pa đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Ảnh: Lê Nam

Trao đổi với P.V, ông Hồ Văn Thảo-Chủ tịch UBND huyện Krông Pa-cho biết: Ngày 11-10-2024, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2363/UBND-NL, thống nhất chủ trương dừng thực hiện dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính tỉnh giai đoạn 2018-2024 (dự án đã hết thời gian thực hiện). Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường lập dự án mới (dự án đo đạc, đăng ký đất đai, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ) để giải ngân gần 147,5 tỷ đồng cho dự án theo Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3-1-2018 của Thủ tướng Chính phủ.

“Nhu cầu kinh phí đo đạc bản đồ địa chính của toàn huyện là khá lớn. Để tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện, tạo điều kiện giải quyết TTHC về lĩnh vực đất đai cho người dân, UBND huyện Krông Pa đề nghị UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, đo đạc bản đồ địa chính đối với 4/14 xã, thị trấn trọng điểm phức tạp về đất đai trên địa bàn huyện (thị trấn Phú Túc và các xã Phú Cần, Chư Rcăm, Ia Rsươm)”-Chủ tịch UBND huyện Krông Pa kiến nghị.

Có thể bạn quan tâm

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Ảnh: V.T

Đặc sản Gia Lai hút khách dịp Tết

(GLO)- Thị trường đang rất sôi động khi chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025. Năm nay, thị trường ghi nhận sự dịch chuyển rõ nét từ tiêu dùng bánh kẹo nhập khẩu sang dùng hàng sản xuất trong nước. Đặc biệt, đặc sản Gia Lai chiếm ưu thế trong thiết kế các giỏ quà tặng.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.