Gia Lai: Biến di sản văn hóa thành nguồn lực để phát triển du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Ngày 20-8, Câu lạc bộ Trí thức Khoa học Công nghệ tỉnh Gia Lai tổ chức buổi sinh hoạt với chủ đề “Biến di sản văn hóa các dân tộc thành nguồn lực để phát triển du lịch Gia Lai bền vững, đậm bản sắc Tây Nguyên theo hướng công nghiệp văn hóa”.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì buổi sinh hoạt. Tham dự sinh hoạt có ông Lê Anh Tuân-Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh; Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân-Ủy viên Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh cùng đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Văn hoá-Xã hội HĐND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các hội viên của Câu lạc bộ Trí thức Khoa học Công nghệ tỉnh.

Quang cảnh buổi sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ Trí thức Khoa học Công nghệ. Ảnh: Lạc Hà
Quang cảnh buổi sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ Trí thức Khoa học Công nghệ. Ảnh: Lạc Hà

Tỉnh Gia Lai có 44 dân tộc cùng chung sống, trong đó có 2 dân tộc tại chỗ (Jrai và Bahnar) còn bảo lưu nhiều nét văn hóa cổ truyền. Mỗi dân tộc sinh sống ở những khu vực riêng biệt, tương đối độc lập. Đây chính là điều kiện để văn hóa của các dân tộc này ít bị ảnh hưởng bởi văn hóa của các dân tộc khác. Đặc biệt, Gia Lai có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO vinh danh…

Tuy nhiên, chặng đường để biến tiềm năng thành nguồn lực, tài nguyên phục vụ du lịch văn hóa theo hướng công nghiệp văn hoá không hề dễ dàng. Do đó, cần sự hiểu biết thấu đáo và có các giải pháp phù hợp.

Tại hội nghị, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân đã đưa ra một số giải pháp để biến di sản văn hóa các dân tộc tại chỗ của Gia Lai thành nguồn lực cho phát triển du lịch văn hóa bền vững như: Phát hiện di sản đủ sức hấp dẫn; bảo tồn, tôn tạo thường xuyên để di sản phát triển; đưa di sản có giá trị phục vụ du lịch vào quy hoạch các cụm, tuyến du lịch của địa phương; đào tạo nhân lực biết khai thác di sản văn hoá một cách sáng tạo, có khả năng thương mại hóa các di sản; sát cánh cùng những người được coi là “linh hồn” của di sản để giữ cho di sản ngày càng phát triển.

Cùng với đó, chính quyền các cấp và ban ngành liên quan cần quan tâm tạo điều kiện cho các dự án di sản văn hóa gắn với du lịch triển khai; việc đầu tư cho di sản cần nắm vững nguyên tắc bảo tồn những giá trị văn hóa cốt lõi của di sản; quan tâm giáo dục để người dân có ý thức chung tay xây dựng thương hiệu du lịch nói chung, du lịch văn hóa trên cơ sở văn hóa tộc người nói riêng…

Trên cơ sở đó, các đại biểu đã có nhiều góp ý, nêu giải pháp để phát huy các tiềm năng du lịch như: đầu tư cơ sở hạ tầng, chú trọng bảo tồn giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; khai thác di sản văn hóa thành sản phẩm du lịch; phát triển công nghiệp văn hóa gắn với du lịch bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Cái gạc-măng-rê của mẹ

Cái gạc-măng-rê của mẹ

Mấy tuần nay, bà ngoại sắp nhỏ dọn nhà đi nơi khác nên những thứ đồ cũ kỹ được bỏ bớt. Chỉ có cái gạc-măng-rê (garde manger), chuyển mấy lần nhưng mẹ tôi để hoài không nỡ bỏ. Cái gạc-măng-rê được đặt ở góc bếp, lặng im, cũ kỹ nhưng chứa đầy kỷ niệm của từng thành viên.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

(GLO)- Mùa thu được nhiều người ưu ái gọi là mùa cuốn hút trong năm. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, thu đến là lúc thả hồn lắng nghe, cảm nhận những hương vị đặc trưng của quê hương như: mùi ổi chín, hương cốm, đom đóm, hoa sữa... Mọi thứ hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Gương mặt thơ, Võ Kim Ngân

Gương mặt thơ: Võ Kim Ngân

(GLO)- Võ Kim Ngân làm thơ từ hồi còn là sinh viên ở Đại học Tổng hợp Huế, dù sau này khi ra trường, chị là một nhà báo cứng cựa, vừa viết vừa quản lý một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng; lúc về hưu thì tham gia dạy báo chí cho một trường đại học...
Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Sinh hoạt chuyên đề ghép về tuyên truyền phát triển du lịch gắn kết giáo dục truyền thống cách mạng

Sinh hoạt chuyên đề ghép về tuyên truyền phát triển du lịch gắn kết giáo dục truyền thống cách mạng

(GLO)- Chiều ngày 6-9, tại huyện Ia Grai, Chi bộ 3 (Đảng bộ Báo Gia Lai) và Chi bộ Văn hóa-Thông tin (Đảng bộ huyện Ia Grai) tổ chức sinh hoạt chuyên đề ghép với chủ đề “Phối hợp tuyên truyền phát triển du lịch gắn kết giáo dục truyền thống cách mạng tại huyện Ia Grai”.