“Đo lường” hạnh phúc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Hạnh phúc như một khái niệm mơ hồ, khó nắm bắt. Nhưng hạnh phúc cũng có thể “đo lường” bằng nhiều cách khác nhau. Cuộc thi ảnh, video chủ đề “Việt Nam hạnh phúc-Happy Vietnam” là một ví dụ.

1. Cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc-Happy Vietnam” do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, các giá trị văn hóa, thiên nhiên trên khắp mọi miền Tổ quốc; khơi dậy niềm tự tôn dân tộc và khát vọng phát triển trong mọi tầng lớp nhân dân nhằm chung tay xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng và hạnh phúc.

Kể từ khi phát động, Ban tổ chức đã nhận được hơn 3.600 tác phẩm ảnh và video của các tác giả thuộc 63 tỉnh, thành phố trong cả nước gửi về dự thi tại website: https://happy.vietnam.vn. Riêng tỉnh Gia Lai tính đến thời điểm hiện tại đã có 79 tác phẩm tham gia, xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố.

Theo thể lệ, cuộc thi gồm có 2 hạng mục ảnh và video, dành cho tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài từ 15 tuổi trở lên. Tác phẩm dự thi sáng tác từ ngày 1-1-2022 đến thời điểm nhận, chưa từng được gửi dự thi hoặc đoạt giải tại bất kỳ cuộc thi và triển lãm nào. Hạn cuối nhận tác phẩm là ngày 15-10-2024. Lễ khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng dự kiến diễn ra vào quý IV-2024, được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 700 triệu đồng.

Một tác phẩm của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Huy Tịnh tham gia cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc-Happy Vietnam”.

Một tác phẩm của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Huy Tịnh tham gia cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc-Happy Vietnam”.

Trò chuyện với P.V, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Huy Tịnh cho biết: Ông gửi khá nhiều ảnh tham gia cuộc thi với đề tài đa dạng, từ sinh hoạt văn hóa của đồng bào Tây Nguyên đến cuộc sống đời thường. Ông quan niệm, cảm xúc về con người và vùng đất Tây Nguyên cũng đã bật lên chủ đề “Việt Nam hạnh phúc”.

“Những đứa trẻ được lên đồn Biên phòng, nơi bố bảo vệ, canh giữ; những anh Tây được chơi đàn, được mặc áo Jrai; những đứa trẻ góp sức mình cùng buôn làng làm nhà mới; vui là vậy, hạnh phúc là thế”-Nghệ sĩ nhiếp ảnh Huy Tịnh nêu cảm nhận.

Bức ảnh khác cũng khá ấn tượng, đó là khoảnh khắc ghi lại niềm tự hào của người dân khi rạng rỡ khoác lên mình chiếc áo in hình lá cờ Việt Nam nhân Ngày Quốc khánh. Màu áo đỏ rực bật lên khi đứng cạnh hàng thông xanh trăm tuổi.

Tương tự, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Văn Vinh cũng tập trung khai thác khoảnh khắc hạnh phúc của thế hệ chủ nhân kế cận trên vùng đất di sản qua các lễ hội của buôn làng cùng những hình ảnh chân thực, sống động thường ngày. Đó là ánh mắt sáng trong, đầy hy vọng của một em bé bên chiếc chiêng quý, là cảnh người vợ ân cần chăm sóc người chồng thương tật đến hơn 90% do chiến tranh…

Những bức ảnh góp phần giúp người dân trong nước, kiều bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế tiếp cận hình ảnh chân thực về đất nước, con người Việt Nam, thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, hướng tới một Việt Nam hạnh phúc.

2. Những ai còn băn khoăn “Hạnh phúc là gì?” cũng sẽ tìm được lời giải đáp thông qua việc tham khảo chỉ số hạnh phúc. Để xác định chỉ số này, người dân được yêu cầu tự đánh giá cuộc sống của họ theo thang điểm từ 0 đến 10 gắn với các yếu tố hài lòng trong cuộc sống như: tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người, an sinh xã hội, tuổi thọ, sức khỏe, sự tự do, sự hào phóng và vấn nạn tham nhũng.

Theo công bố mới nhất vào ngày 20-3-2024 của Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc, từ vị trí 65 (năm 2023) lên vị trí 54. Kết quả dựa trên khảo sát tại 143 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, Phần Lan dẫn đầu top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.

Năm 2024, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc, từ vị trí 65 (năm 2023) lên vị trí 54. Ảnh: Lam Nguyên

Năm 2024, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc, từ vị trí 65 (năm 2023) lên vị trí 54. Ảnh: Lam Nguyên

Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, hạnh phúc được xác định là mục tiêu phấn đấu của toàn xã hội, là khát vọng phát triển của đất nước. Đây là quan điểm rất nhân văn, định hướng tiến bộ của Đảng. Văn kiện nhấn mạnh hạnh phúc người dân, quyền làm chủ của người dân là trung tâm, là chủ thể của toàn bộ quá trình phát triển đất nước.

Không chỉ nhấn mạnh phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, Văn kiện Đại hội XIII còn nhấn mạnh yếu tố “dân thụ hưởng”, lấy hạnh phúc và sự ấm no của Nhân dân làm tiêu chí phấn đấu và đánh giá sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của hệ thống chính trị.

Thêm một thông tin thú vị, đó là Yên Bái là tỉnh đầu tiên và duy nhất trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc của người dân vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và đặt ra những giải pháp rõ ràng để nâng cao chỉ số đó hàng năm. Cụ thể, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025), Yên Bái đưa ra định hướng phát triển “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trong đó có chỉ số hạnh phúc của người dân.

Nếu vẫn đặt nặng mục tiêu tăng trưởng và thu ngân sách thì địa phương vùng đất Tây Bắc này còn gặp nhiều khó khăn, phải phấn đấu nhiều, do trình độ phát triển thấp. Lãnh đạo tỉnh không chọn tăng trưởng bằng mọi giá mà xác định hướng đi sao cho người dân hài lòng và hạnh phúc.

Chỉ số hạnh phúc nhằm xác định mức độ hài lòng của người dân Yên Bái dựa trên 3 tiêu chí chính: sự hài lòng về cuộc sống (gồm các yếu tố liên quan đến điều kiện sống, việc làm, thu nhập, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ với chính quyền...); sự hài lòng về môi trường sống (gồm sự quan tâm của chính quyền trong xây dựng cảnh quan đô thị, làng xã; bảo vệ môi trường nước và xử lý nước thải, rác thải, bảo vệ rừng và môi trường cây xanh...); đánh giá về tuổi thọ trung bình và số năm sống khỏe của người dân.

Chính quyền một số địa phương trong tỉnh còn có cách làm sáng tạo như tổ chức “Ngày hội hạnh phúc” bên cạnh hệ thống lễ hội của người dân địa phương.

Từ những dẫn chứng trên, từ khóa “hạnh phúc” cần được xem là chỉ dẫn quan trọng đối với quản trị quốc gia, mục tiêu thực tế để không ngừng nỗ lực cải thiện các chỉ số, từ đó xây dựng quốc gia hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ, Võ Kim Ngân

Gương mặt thơ: Võ Kim Ngân

(GLO)- Võ Kim Ngân làm thơ từ hồi còn là sinh viên ở Đại học Tổng hợp Huế, dù sau này khi ra trường, chị là một nhà báo cứng cựa, vừa viết vừa quản lý một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng; lúc về hưu thì tham gia dạy báo chí cho một trường đại học...
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".
Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

(GLO)- Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ra đi mãi mãi ở tuổi hai mươi tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Chỉ còn nước mắt chảy giữa dòng tên, ru một trái tim vẫn còn đang hát, ru một con người không bao giờ mất và một tình yêu đẹp như trăng rằm...

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

(GLO)- Pleiku với những con đường quanh co, gấp khúc ẩn hiện từ trong màn sương mờ ảo đến lúc chiều tà rải bóng xuống triền dốc. Pleiku nghiêng nghiêng như đang mơ, vẽ nên một bức tranh đẹp đến nao lòng...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

(GLO)- Ông hiện là Chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại và đều có thành tựu. Nhưng cái cuối cùng đọng lại, làm nên Hồ Đăng Thanh Ngọc và khẳng định tên tuổi ông trên văn đàn, chính là thơ...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.
Văn hóa người làm báo

Văn hóa người làm báo

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi với một đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo tỉnh (đã nghỉ hưu) sáng nay về ứng xử của một phóng viên trẻ công tác ở một tờ báo bạn làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Rõ ràng là vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong xây dựng văn hóa người làm báo.
Thơ Bút Biển: Hoài niệm

Thơ Bút Biển: Hoài niệm

(GLO)- Hoài niệm không đơn thuần là xúc cảm thoáng qua về quá khứ mà có sự hòa lẫn nhiều cung bậc. Trong "Hoài niệm" của mình, nhà thơ Bút Biển đã nhớ về những mùa thu cũ với bao cảm xúc ngây ngô thuở thiếu thời. Để rồi, "chợt tỉnh gặp mình trong thực tại/Mỉm cười nhìn vạt nắng ngát hương".

Ra mắt sách 'Theo dấu chân Người'

Ra mắt sách 'Theo dấu chân Người'

Ngày 16-8, Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông đã tổ chức buổi ra mắt sách "Theo dấu chân Người" (NXB Hội Nhà văn) của GS-TS - nhà văn Trình Quang Phú - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông. "Theo dấu chân Người" là tập truyện ký viết về 30 năm đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ.