Hội ngộ cùng tranh “Xóm Ngộ”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Khoảng 120 bức tranh với cách bài trí thú vị đã biến triển lãm “Ta là nghệ sĩ của đất trời” tại quán cà phê “Bây giờ và ở đây” (199/3 Nguyễn Tất Thành, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thành một không gian nghệ thuật đủ sức thu hút với mọi lứa tuổi.

Tác giả những bức tranh này là học sinh, sinh viên trưởng thành từ lớp vẽ Ngộ ở Phố núi-nơi được gọi với cái tên thân thương là Xóm Ngộ.

Các bạn trẻ thích thú tham quan triển lãm “Ta là nghệ sĩ của đất trời” vào sáng ngày 3-8. Ảnh: Lam Nguyên

Các bạn trẻ thích thú tham quan triển lãm “Ta là nghệ sĩ của đất trời” vào sáng ngày 3-8. Ảnh: Lam Nguyên

Tại TP. Pleiku, hiếm khi một triển lãm tranh được tổ chức ở không gian mở như quán cà phê. Song có lẽ cũng nhờ thế mà cuộc hội ngộ với nghệ thuật đã thoát ra khỏi sự đơn điệu để trở thành buổi dạo chơi đầy sức gợi dành cho tâm trí và cảm xúc.

Tranh treo trên tường, tranh nối nhau như một cuộn phim thả dọc các bức vách… đã phủ kín sắc màu cho không gian ấm cúng sắc đèn vàng. Khách thưởng lãm có thể ngồi trên những băng ghế, những cuộn rơm để tha hồ nhìn ngắm. Và khi bước trên tấm thảm rơm êm êm trải đều khắp sàn, ta hiểu lý do vì sao có hàng chục bức tranh treo ngược trên… trần nhà. Có người đã lựa lúc vắng khách mà nằm hẳn xuống sàn để thỏa sức ngắm số tranh được bài trí theo lối có một không hai này.

Không gian đậm chất nghệ thuật của triển lãm. Ảnh: Lam Nguyên
Không gian đậm chất nghệ thuật của triển lãm. Ảnh: Lam Nguyên

Chị Lê Thị Ngọc Phương-người mở lớp vẽ Ngộ (số 11 Cô Giang, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) từ cách đây hơn 10 năm-chuyện trò: “Những ai yêu cái đẹp thì đều là nghệ sĩ của đất trời. Cũng có câu ngược lại: “Đất trời là nghệ sĩ của ta”, hàm ý mọi thứ đều là vay mượn của đất trời cả, chúng ta chỉ là người ghi chép và vẽ lại”.

Với ý nghĩa đó, khi cùng nhìn ngắm những bức tranh tại triển lãm, người xem không khỏi rung cảm trước góc nhìn của tuổi thơ về những ngôi nhà, trường học, tình yêu thương gia đình, các nhân vật hoạt họa yêu thích hay chủ đề rất ngộ nghĩnh như “Giã gạo trên cung trăng”. Đó còn là phác họa Tây Nguyên với mái nhà sàn, bức tượng gỗ dân gian, cỏ cây, tĩnh vật…

Bức tranh mang chủ đề ngộ nghĩnh: “Giã gạo trên cung trăng”. Ảnh: Lam Nguyên

Bức tranh mang chủ đề ngộ nghĩnh: “Giã gạo trên cung trăng”. Ảnh: Lam Nguyên

Mỗi nét vẽ dù đơn sơ hay điêu luyện đều là sự soi chiếu, giãi bày nội tâm của người cầm cọ, lúc phóng khoáng bay bổng, lúc trầm lắng tĩnh lặng. Tất cả đều mang màu sắc riêng đến từ nơi chủ thể sáng tạo được sinh ra, lớn lên. Vì vậy, “cư dân” Xóm Ngộ tâm niệm, mỗi tác phẩm là hành trình thấu hiểu chính mình, thấu hiểu sức lao động sáng tạo và bày tỏ lòng biết ơn với đất trời.

Cho rằng chỉ trưng bày tranh thôi là chưa đủ để làm nên cuộc “đối thoại” chất lượng với người xem nên chị Phương và cộng sự đã mang cả rơm rạ vào triển lãm để tạo dựng một không gian nghệ thuật đa giác quan, có cả màu sắc, mùi hương, xúc chạm. Sân chơi nghệ sĩ đến tận cùng ấy đã đẩy cảm xúc đến sự thăng hoa kỳ lạ.

Em Võ Thị Như Ý (trái) mong đợi sẽ có thêm nhiều sân chơi mỹ thuật lý thú. Ảnh: Lam Nguyên
Em Võ Thị Như Ý (trái) mong đợi sẽ có thêm nhiều sân chơi mỹ thuật lý thú. Ảnh: Lam Nguyên
Có mặt tại triển lãm, họa sĩ Phạm Thế Bộ-hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, một trong những người tham gia đứng lớp tại Xóm Ngộ-nhận xét: Mỗi tác phẩm là một sự khác biệt. Hình ảnh, màu sắc, đường nét đều là của các em, được các em tự do sáng tạo, người thầy chỉ đóng vai trò hướng dẫn, giúp học trò phát triển tư duy và cảm xúc thẩm mỹ. “Biết đâu từ những cuộc triển lãm như thế này sẽ xuất hiện một vài nhân tố mới của mỹ thuật tỉnh nhà. Biết đâu sau này sẽ có những học trò đồng hành với mình trên con đường nghệ thuật thì sao? Đó là điều tuyệt vời”-họa sĩ Phạm Thế Bộ kỳ vọng.

Đúng như lời giới thiệu của Xóm Ngộ, triển lãm lần này (từ ngày 3-8 đến 11-8) tập hợp các câu chuyện được kể lại từ những chuyến phiêu lưu của người nghệ sĩ từ lúc khởi đầu ước mơ cho tới lúc họ chinh phục được ước mơ của mình. Do vậy, cùng với số tranh của các em học sinh, triển lãm còn trưng bày tác phẩm, đồ án đạt điểm gần như tuyệt đối của các bạn sinh viên ngành mỹ thuật, kiến trúc đã từng chập chững từ lớp vẽ này. Không đơn giản là một triển lãm tranh mà đây còn như một chốn về, một cuộc hội ngộ đáng quý.

Từng có 2 năm học tại lớp vẽ Ngộ, em Võ Thị Như Ý-sinh viên năm 3 Đại học Kiến trúc Đà Nẵng-chia sẻ: “Thật vui vì rất nhiều tranh của lớp đã đến được với đông đảo người xem. Em mong đợi sẽ có thêm những sân chơi như thế này để các bạn thể hiện năng khiếu, phong cách của mình”.

Chị Hồ Thị Lan Nhi say sưa với không gian tràn ngập sắc màu tại triển lãm. Ảnh: Lam Nguyên

Chị Hồ Thị Lan Nhi say sưa với không gian tràn ngập sắc màu tại triển lãm. Ảnh: Lam Nguyên

Ngồi lặng lẽ ngắm tranh trên cuộn rơm đặt giữa phòng, chị Hồ Thị Lan Nhi-một người làm việc tự do ở TP. Hồ Chí Minh như quên mất thời gian. Chị Nhi cho hay, với đặc thù công việc không tiếp xúc nhiều với các ngành nghệ thuật nên khi tình cờ đến với triển lãm, chị đã không khỏi choáng ngợp trước một thế giới đầy màu sắc.

“Khung cảnh rất lạ so với cuộc sống và công việc thường ngày của mình. Ngồi đây bỗng thấy thoải mái quá. Đây cũng là lần đầu tiên mình được ngắm tranh treo lên trần nhà. Mùi rơm rạ mang đến cảm giác quá thân thuộc, gần gũi bởi mình vốn là dân nhà nông. Hôm nay rất tình cờ mà cũng thật thú vị!”-chị Nhi bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm

Hương ổi mùa xa

Hương ổi mùa xa

(GLO)- Tôi không lớn lên giữa đồng bằng miền Bắc để được biết đến cái ngọt ngào và tinh túy của đất trời vào thu bằng hương cốm hay hương thị đẫm hồn xưa.
Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Mãn nhãn với 5 màn múa lân trên Mai hoa thung

Mãn nhãn với 5 màn múa lân trên Mai hoa thung

(GLO)- Chiều tối 8-9, tại PaPa Garden (phường Yên Đỗ, TP. Pleiku) diễn ra buổi giao lưu múa lân trên Mai hoa thung giữa 5 đoàn lân trên toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập và khởi động mùa trung thu 2024 của Câu lạc bộ Lân sư rồng Ngọc Phúc Gia Lai. 

Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Gương mặt thơ, Võ Kim Ngân

Gương mặt thơ: Võ Kim Ngân

(GLO)- Võ Kim Ngân làm thơ từ hồi còn là sinh viên ở Đại học Tổng hợp Huế, dù sau này khi ra trường, chị là một nhà báo cứng cựa, vừa viết vừa quản lý một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng; lúc về hưu thì tham gia dạy báo chí cho một trường đại học...
Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Nghịch lý không vô lý

Nghịch lý không vô lý

Khách tăng vọt nhưng khách sạn, nhà hàng vẫn lỗ; các công ty lữ hành, hàng không vẫn khó... Nghe có vẻ nghịch lý nhưng lại không hề vô lý, thậm chí cũng không có gì mới mẻ. Thực chất bao năm qua, ngành du lịch nói riêng và nhiều ngành khác vẫn đứng trước câu hỏi, chất hay lượng?
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.