Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung kiểm tra thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại huyện Đak Đoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 31-7, Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Rah Lan Chung-Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại huyện Đak Đoa.

Tham gia đoàn kiểm tra có đồng chí Nguyễn Thái Bình-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung phát biểu kết luận tại buổi kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại huyện Đak Đoa. Ảnh: P.D

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung phát biểu kết luận tại buổi kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại huyện Đak Đoa. Ảnh: P.D

Làm việc với đoàn kiểm tra có Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đak Đoa Y Đức Thành và các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở huyện và thị trấn Đak Đoa.

Báo cáo tại buổi làm việc nêu: Huyện có 50 Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở 3 loại hình cơ sở. Năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở huyện đã tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện QCDC ở cơ sở tại 27 cơ quan, đơn vị, địa phương.

Cấp ủy, chính quyền, ban chỉ đạo của huyện và thị trấn đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Đến nay, huyện có 8/16 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 12/74 làng được công nhận làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số; thu nhập bình quân đầu người đạt 50,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 8,26% và cận nghèo là 8,61%.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa Nguyễn Tiến Dũng tham gia ý kiến tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra. Ảnh: P.D
Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa Nguyễn Tiến Dũng tham gia ý kiến tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra. Ảnh: P.D

Công tác tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân từ huyện đến cơ sở được quan tâm, chú trọng. Năm 2023, cấp huyện tổ chức 2 cuộc đối thoại; cấp xã, thị trấn từ năm 2023 đến nay đã tổ chức 40 cuộc đối thoại. Việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và những vấn đề bức xúc của nhân dân được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện, qua đó hạn chế đơn thư khiếu nại vượt cấp, kéo dài. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở nơi làm việc trong các doanh nghiệp đã tác động tích cực trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp và người lao động.

Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, các Tổ hòa giải ở cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn; thực hiện tốt công tác phối hợp giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo và công tác đối thoại, hòa giải ở cơ sở, từ đó hạn chế được một số sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ ở cơ sở, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Hiện nay, 17/17 xã, thị trấn có 17 Ban Thanh tra nhân dân với 132 thành viên, 38 Ban giám sát đầu tư của cộng đồng với 231 thành viên và 111 tổ hòa giải với 646 thành viên.

Tại buổi làm việc, thành viên đoàn kiểm tra và các thành viên Ban Chỉ đạo của huyện, thị trấn đã cùng trao đổi, làm rõ một số hạn chế, tồn tại: việc thực hiện cải cách hành chính còn hạn chế (6 tháng đầu năm 2024, cấp xã để quá hạn 15 hồ sơ, UBND huyện để quá hạn 108 hồ sơ); công tác tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân và công tác giám sát, phản biện từ đầu năm đến nay triển khai còn chậm; vai trò của các thành viên ban chỉ đạo các cấp chưa phát huy đúng mức,...

Quang cảnh buổi làm việc của đoàn kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại huyện Đak Đoa. Ảnh: P.D

Quang cảnh buổi làm việc của đoàn kiểm tra thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại huyện Đak Đoa. Ảnh: P.D

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận, đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy đối với công tác thực hiện QCDC ở cơ sở và việc chuẩn bị đầy đủ tài liệu, nội dung của Ban Chỉ đạo huyện, thị trấn phục vụ đoàn kiểm tra.

Phó Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở huyện và thị trấn rà soát, bổ sung, hoàn thiện các nội dung mà đoàn kiểm tra đã đề cập. Đồng thời tiếp tục củng cố, bổ sung thành viên ban chỉ đạo, tổ giúp việc; xây dựng chương trình, điều chỉnh, bổ sung quy chế hoạt động phù hợp với tình hình thực tiễn; tăng cường tuyên truyền, cụ thể hóa và triển khai thực hiện đầy đủ, đúng Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022.

Phó Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở các loại hình cơ sở tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò của người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban ngành để nghiên cứu, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính; nâng cao đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức, không để quá hạn trong giải quyết hồ sơ của người dân, doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị,...

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn 24 của Bộ Nội vụ, gợi ý sắp xếp tổ cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

Hướng dẫn 24 của Bộ Nội vụ, gợi ý sắp xếp tổ cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

(GLO)- Ngày 18-12, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thay mặt Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ ký ban hành Công văn số 24/CV-BCDDTKNQ18 về Định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

(GLO)- Sáng 19-12, tại Hội trường 19-5, HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc kỳ họp thứ 17 để đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Già làng Nay Hen (bìa trái, buôn Jứ, xã Ia Broắi) hướng dẫn người dân chuẩn bị cây giống thuốc lá. Ảnh: L.N

Ia Pa phát huy vai trò người uy tín

(GLO)- Những năm qua, đội ngũ người có uy tín ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) luôn đi đầu trong công tác tuyên truyền thực hiện chính sách dân tộc và giữ gìn khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư, là tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống.

Hội Cựu chiến binh xã Ia Kdăm vận động người dân chung tay thực hiện mô hình “Đường cờ Tổ quốc”. Ảnh: V.C

Ia Pa nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo”

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã cụ thể hóa phong trào bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa. Ảnh: Q.T

Ayun Pa cần chuẩn bị tốt điều kiện tổ chức đại hội Đảng các cấp

(GLO)-Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương tại Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa và buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy về công tác lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra ngày 12-12.