Gia Lai: 17 thí sinh người dân tộc thiểu số thi hướng dẫn viên du lịch tại điểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 4-7, tại Trường Cao đẳng Gia Lai, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch khai mạc hội thi hướng dẫn viên du lịch tại điểm dành cho người dân tộc thiểu số.
Ban tổ chức tặng hoa cho các thí sinh tham gia hội thi hướng dẫn viên du lịch tại điểm dành cho người dân tộc thiểu số. Ảnh: ĐVCC

Ban tổ chức tặng hoa cho các thí sinh tham gia hội thi hướng dẫn viên du lịch tại điểm dành cho người dân tộc thiểu số. Ảnh: ĐVCC

17 thí sinh tham gia hội thi hướng dẫn viên du lịch tại điểm dành cho người dân tộc thiểu số trải qua 2 phần thi: thuyết minh về một điểm tham quan, du lịch tại địa phương hoặc giới thiệu đặc trưng văn hóa nổi bật của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; xử lý tình huống do Ban giám khảo đưa ra.

Các thí sinh mang đến hội thi nhiều chủ đề thuyết minh gắn với truyền thống văn hóa-lịch sử của địa phương như: Di tích lịch sử-văn hóa Làng kháng chiến Stơr; di tích lịch sử-văn hóa Biển Hồ; bảo tồn nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống; nét đẹp kiến trúc nhà rông người Bahnar-huyện Mang Yang; nghề đan lát truyền thống của người Bahnar; cồng chiêng Tây Nguyên; nhà rông truyền thống làng Mơ Hra; Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh; tục cưới xin của người Jrai; lễ bỏ mả (pơ thi) của người Jrai; làng Wâu trên con đường lưu truyền bản sắc văn hóa, kiến trúc nhà rông làng Ớp; tượng gỗ dân gian; nét đẹp người phụ nữ Jrai…

Thí sinh Đinh Thị Bi-Làng Hle Hlang, xã Yang Trung, huyện Kông Chro giới thiệu về tượng gỗ dân gian. Ảnh: ĐVCC

Thí sinh Đinh Thị Bi-Làng Hle Hlang, xã Yang Trung, huyện Kông Chro giới thiệu về tượng gỗ dân gian. Ảnh: ĐVCC

Đây là lần đầu tiên hội thi hướng dẫn viên du lịch tại điểm được tổ chức dành cho đối tượng là người dân tộc thiểu số. Hoạt động này hướng đến kỷ niệm Ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam (9-7), đồng thời khuyến khích thế hệ trẻ đang sinh sống tại các buôn làng trau dồi kỹ năng, chủ động tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn.

Lễ công bố và trao giải hội thi diễn ra vào tối ngày 5-7 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. PLeiku)

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.