Gia Lai: 17 thí sinh người dân tộc thiểu số thi hướng dẫn viên du lịch tại điểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 4-7, tại Trường Cao đẳng Gia Lai, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch khai mạc hội thi hướng dẫn viên du lịch tại điểm dành cho người dân tộc thiểu số.
Ban tổ chức tặng hoa cho các thí sinh tham gia hội thi hướng dẫn viên du lịch tại điểm dành cho người dân tộc thiểu số. Ảnh: ĐVCC

Ban tổ chức tặng hoa cho các thí sinh tham gia hội thi hướng dẫn viên du lịch tại điểm dành cho người dân tộc thiểu số. Ảnh: ĐVCC

17 thí sinh tham gia hội thi hướng dẫn viên du lịch tại điểm dành cho người dân tộc thiểu số trải qua 2 phần thi: thuyết minh về một điểm tham quan, du lịch tại địa phương hoặc giới thiệu đặc trưng văn hóa nổi bật của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; xử lý tình huống do Ban giám khảo đưa ra.

Các thí sinh mang đến hội thi nhiều chủ đề thuyết minh gắn với truyền thống văn hóa-lịch sử của địa phương như: Di tích lịch sử-văn hóa Làng kháng chiến Stơr; di tích lịch sử-văn hóa Biển Hồ; bảo tồn nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống; nét đẹp kiến trúc nhà rông người Bahnar-huyện Mang Yang; nghề đan lát truyền thống của người Bahnar; cồng chiêng Tây Nguyên; nhà rông truyền thống làng Mơ Hra; Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh; tục cưới xin của người Jrai; lễ bỏ mả (pơ thi) của người Jrai; làng Wâu trên con đường lưu truyền bản sắc văn hóa, kiến trúc nhà rông làng Ớp; tượng gỗ dân gian; nét đẹp người phụ nữ Jrai…

Thí sinh Đinh Thị Bi-Làng Hle Hlang, xã Yang Trung, huyện Kông Chro giới thiệu về tượng gỗ dân gian. Ảnh: ĐVCC

Thí sinh Đinh Thị Bi-Làng Hle Hlang, xã Yang Trung, huyện Kông Chro giới thiệu về tượng gỗ dân gian. Ảnh: ĐVCC

Đây là lần đầu tiên hội thi hướng dẫn viên du lịch tại điểm được tổ chức dành cho đối tượng là người dân tộc thiểu số. Hoạt động này hướng đến kỷ niệm Ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam (9-7), đồng thời khuyến khích thế hệ trẻ đang sinh sống tại các buôn làng trau dồi kỹ năng, chủ động tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn.

Lễ công bố và trao giải hội thi diễn ra vào tối ngày 5-7 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. PLeiku)

Có thể bạn quan tâm

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

(GLO)- Về huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), nghe tên những địa danh gắn với bao truyền thuyết hư ảo như lạc vào miền sử thi. Trầm tích văn hóa kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ là thế mạnh để “đánh thức” tiềm năng du lịch của vùng đất từng “bị bỏ quên” này.

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

Ngày 17/12/2024 đánh dấu cột mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt chặng đường dài, vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh.

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

(GLO)- Chiều 9-12, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã có cuộc khảo thực tế tại huyện Ia Grai để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nâng cấp Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên cấp tỉnh.