Để bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng, các cấp ngành, hội đoàn thể của huyện Chư Prông đã tranh thủ sự ủng hộ của các già làng, người có uy tín, các nghệ nhân để thành lập và duy trì có hiệu quả các đội cồng chiêng. Đến nay, toàn huyện có 56 đội cồng chiêng ở các thôn, làng, bao gồm các đội cồng chiêng của người lớn, đội cồng chiêng nữ, đội cồng chiêng thanh-thiếu niên. Trong đó, có 1 đội cồng chiêng của dân tộc Mường, còn lại là các đội chiêng của dân tộc Jrai.
Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện cũng đang lưu giữ 372 bộ cồng chiêng với 6.762 chiếc. Các ban ngành, hội, đoàn thể các cấp cũng tổ chức nhiều hoạt động nhằm duy trì hiệu quả hoạt động của các đội cồng chiêng, như: Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa cồng chiêng, cho các đội tham gia biểu diễn tại các sự kiện văn hóa để quảng bá và gìn giữ văn hóa cồng chiêng...
Sau đây là một số hình ảnh về các hoạt động gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn huyện Chư Prông.
Huyện Chư Prông đã tranh thủ sự hỗ trợ của các già làng, người có uy tín, nghệ nhân để thành lập và duy trì hoạt động tập luyện của các đội cồng chiêng nữ. |
Đến nay, huyện Chư Prông đã thành lập được 56 đội cồng chiêng ở các thôn, làng. |
Nhiều đội cồng chiêng thanh-thiếu niên được thành lập nhằm tạo ra đội ngũ kế thừa, gìn giữ văn hóa cồng chiêng của dân tộc. |
Bên cạnh thành lập các đội chiêng, huyện Chư Prông cũng lưu giữ được 372 bộ chiêng, trong đó, có nhiều bộ chiêng do người dân đóng góp mua để phục vụ cho các sự kiện. |
Các nghệ nhân chỉnh chiêng đã góp phần gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng |
Các đội cồng chiêng trên địa bàn huyện đã kiên trì tập luyện để tham gia giao lưu, biểu diễn tại các sự kiện do địa phương tổ chức |
Nhiều đội cồng chiêng của huyện đã được đưa đi biểu diễn tại các sự kiện văn hóa lớn trong và ngoài tỉnh nhằm quảng bá cũng như gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng. |