Chư Prông: Gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Để góp phần gìn giữ di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, huyện Chư Prông đã có nhiều chính sách và triển khai các hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng mang lại những hiệu quả tích cực nhất.

Để bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng, các cấp ngành, hội đoàn thể của huyện Chư Prông đã tranh thủ sự ủng hộ của các già làng, người có uy tín, các nghệ nhân để thành lập và duy trì có hiệu quả các đội cồng chiêng. Đến nay, toàn huyện có 56 đội cồng chiêng ở các thôn, làng, bao gồm các đội cồng chiêng của người lớn, đội cồng chiêng nữ, đội cồng chiêng thanh-thiếu niên. Trong đó, có 1 đội cồng chiêng của dân tộc Mường, còn lại là các đội chiêng của dân tộc Jrai.

Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện cũng đang lưu giữ 372 bộ cồng chiêng với 6.762 chiếc. Các ban ngành, hội, đoàn thể các cấp cũng tổ chức nhiều hoạt động nhằm duy trì hiệu quả hoạt động của các đội cồng chiêng, như: Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa cồng chiêng, cho các đội tham gia biểu diễn tại các sự kiện văn hóa để quảng bá và gìn giữ văn hóa cồng chiêng...

Sau đây là một số hình ảnh về các hoạt động gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn huyện Chư Prông.

Huyện Chư Prông đã tranh thủ sự hỗ trợ của các già làng, người có uy tín, nghệ nhân để thành lập và duy trì hoạt động tập luyện của các đội cồng chiêng nữ.
Huyện Chư Prông đã tranh thủ sự hỗ trợ của các già làng, người có uy tín, nghệ nhân để thành lập và duy trì hoạt động tập luyện của các đội cồng chiêng nữ.
Đến nay, huyện Chư Prông đã thành lập được 56 đội cồng chiêng ở các thôn, làng.

Đến nay, huyện Chư Prông đã thành lập được 56 đội cồng chiêng ở các thôn, làng.

Nhiều đội cồng chiêng thanh-thiếu niên được thành lập nhằm tạo ra đội ngũ kế thừa, gìn giữ văn hóa cồng chiêng của dân tộc.

Nhiều đội cồng chiêng thanh-thiếu niên được thành lập nhằm tạo ra đội ngũ kế thừa, gìn giữ văn hóa cồng chiêng của dân tộc.

Bên cạnh thành lập các đội chiêng, huyện Chư Prông cũng lưu giữ được 372 bộ chiêng, trong đó, có nhiều bộ chiêng do người dân đóng góp mua để phục vụ cho các sự kiện.

Bên cạnh thành lập các đội chiêng, huyện Chư Prông cũng lưu giữ được 372 bộ chiêng, trong đó, có nhiều bộ chiêng do người dân đóng góp mua để phục vụ cho các sự kiện.

Các nghệ nhân chỉnh chiêng đã góp phần gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng
Các nghệ nhân chỉnh chiêng đã góp phần gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng
Các đội cồng chiêng trên địa bàn huyện đã kiên trì tập luyện để tham gia giao lưu, biểu diễn tại các sự kiện do địa phương tổ chức

Các đội cồng chiêng trên địa bàn huyện đã kiên trì tập luyện để tham gia giao lưu, biểu diễn tại các sự kiện do địa phương tổ chức

Nhiều đội cồng chiêng của huyện đã được đưa đi biểu diễn tại các sự kiện văn hóa lớn trong và ngoài tỉnh nhằm quảng bá cũng như gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng.
Nhiều đội cồng chiêng của huyện đã được đưa đi biểu diễn tại các sự kiện văn hóa lớn trong và ngoài tỉnh nhằm quảng bá cũng như gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng.

Có thể bạn quan tâm

Lời ru tao nôi

Lời ru tao nôi

Hẳn là trong ký ức mỗi người, ai cũng neo giữ trong khoảng xanh xa xưa sâu thẳm lòng mình những lời ru ngọt ngào êm ái, đó chính là mạch nguồn cảm xúc âm thầm nuôi nấng, dung dưỡng tâm hồn để từ đó hồn hậu trưởng thành.
Thương hoài chòi mòi

Thương hoài chòi mòi

(GLO)- Nếu ai đã từng dừng chân dưới tán lá xanh, thưởng thức vài ba quả chòi mòi chín mọng, chắc hẳn khó có thể quên cái vị chua thanh, dịu ngọt. Không chỉ là món quà của thiên nhiên, quả chòi mòi còn là ký ức tuổi thơ của bao người.
Còn khoảng trống trong nghiên cứu truyện cổ Jrai, Bahnar

Còn khoảng trống trong nghiên cứu truyện cổ Jrai, Bahnar

(GLO)- Những năm qua, công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian của đồng bào các dân tộc ở khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên đã gặt hái được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu lý luận về về văn học dân gian ở địa phương, trong đó có truyện cổ Jrai, Bahnar còn khoảng trống đáng lưu tâm.
Mùi cỏ

Mùi cỏ

(GLO)- Nắng chiều xiên qua vạt thông, chiếu những tia nắng vàng xuống bãi cỏ xanh. Bãi cỏ vừa mới được xén dọn, mùi thơm lan trong gió, quyện vào bước chân người đi bộ. Mùi hương ấy, hình ảnh ấy chợt gợi lên trong tôi bao cảm xúc.
Ký ức củ mài

Ký ức củ mài

(GLO)- Cho đến bây giờ, các bậc cao niên ở buôn Chính Hòa (xã Ia Mláh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) như ông Kpă Jao vẫn còn nhớ như in về những ngày “nhà nhà lên rừng đào củ mài”.
Gương mặt thơ: Đinh Thị Như Thúy

Gương mặt thơ: Đinh Thị Như Thúy

(GLO)- Người gốc Huế, từng dạy học ở một huyện của tỉnh Đắk Lắk, giờ công tác tại Tạp chí Non Nước, TP. Đà Nẵng. Từ hơn 3 thập niên trước, Đinh Thị Như Thúy đã xuất hiện trên thi đàn bằng một giọng thơ lạ.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Nhớ mùa toóc rã rơm khô

Nồng nàn rơm rạ quê hương

(GLO)- Rơm rạ từ lâu đã là một trong những hình ảnh thân thương của mọi miền quê trên dải đất hình chữ S, gắn liền với người nông dân “một nắng hai sương”, “chân lấm tay bùn”.