Kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số

Củng cố niềm tin, tạo động lực giảm nghèo - Kỳ cuối: Những tín hiệu tích cực từ công tác kết nghĩa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Với sự chủ động hướng về cơ sở để thống nhất các nội dung giao ước theo lộ trình, có trọng tâm, trọng điểm cùng những giải pháp phù hợp từ phía các cơ quan, đơn vị, địa phương, công tác kết nghĩa bước đầu đã mang lại tín hiệu tích cực.

“Trợ lực” cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bám sát tinh thần Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 5-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh và Hướng dẫn số 03-HD/BDVTU ngày 6-2-2024 của Ban Dân vận Tỉnh ủy về triển khai kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào DTTS, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã chủ động triển khai thực hiện với nhiều cách làm phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm.

Đáng chú ý, một số cơ quan, đơn vị có nhiều cách làm sáng tạo, phát huy được chuyên môn, nghiệp vụ giúp cho công tác kết nghĩa thêm ý nghĩa. Đơn cử, Sở Y tế tổ chức khám bệnh, phát thuốc cho dân làng Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) và tặng xe lăn cho người tàn tật, tặng thùng rác lớn để thu gom rác, đảm bảo môi trường sống hợp vệ sinh; Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch chiếu phim phục vụ dân làng Díp (xã Ia Kreng, huyện Chư Păh) vào buổi tối trước ngày kết nghĩa và giao lưu văn nghệ, thể thao; Sở Giao thông-Vận tải cam kết hỗ trợ, hướng dẫn công dân làng Plei Hlốp (xã Chư Don, huyện Chư Pưh) đủ tuổi học và thi bằng lái xe mô tô hạng A1...

Tại lễ kết nghĩa, Sở Y tế đã tổ chức khám bệnh, phát thuốc cho người dân làng Hek. Ảnh: Như Nguyện

Tại lễ kết nghĩa, Sở Y tế đã tổ chức khám bệnh, phát thuốc cho người dân làng Hek. Ảnh: Như Nguyện

Không có tên trong danh sách phân công kết nghĩa của UBND tỉnh nhưng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã chủ động đề xuất kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang. Ông Đinh Văn Hà-Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh-cho biết: “Sau khi có văn bản hướng dẫn của Ban Dân vận Tỉnh ủy, Cục QLTT tỉnh đã phân công nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc khảo sát, nắm tình hình tại cơ sở để thực hiện công tác kết nghĩa giai đoạn 2024-2028.

Được sự đồng ý của Thường trực Huyện ủy Mang Yang, Cục QLTT tỉnh đã tiến hành kết nghĩa với làng Chuk và thống nhất các nội dung: phối hợp tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nêu cao tinh thần đoàn kết, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại làng; giúp đỡ dân làng phát triển kinh tế-xã hội, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống...

Ngược lại, làng Chuk giữ mối quan hệ thường xuyên với Cục QLTT tỉnh, thông tin kịp thời các đối tượng hoạt động kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật cũng như các khó khăn, vướng mắc của làng đến đơn vị”.

Cục Quản lý thị trường tỉnh kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang. Ảnh: Vũ Thảo

Cục Quản lý thị trường tỉnh kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang. Ảnh: Vũ Thảo

Về phía cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố đã tiến hành rà soát, đánh giá tình hình địa bàn, tập trung nguồn lực, lựa chọn cơ quan, đơn vị cấp huyện kết nghĩa với thôn, làng khó khăn. Cụ thể, huyện Chư Păh đã phân công 30 cơ quan, đơn vị kết nghĩa với 30 làng đồng bào DTTS tại 12 xã, thị trấn.

Trong đó, các cơ quan, ban, ngành của huyện đều cam kết tập trung huy động nguồn lực để hàng năm hỗ trợ, giúp đỡ ít nhất 3 hộ khó khăn tại các làng kết nghĩa vươn lên thoát nghèo. Các đơn vị cấp huyện đã trao tặng 230 suất quà với tổng trị giá 93 triệu đồng; hỗ trợ 1 máy cắt cỏ, tặng 1 bộ máy lọc nước, 1 camera an ninh, 2 quả bóng chuyền, 1 bộ lưới bóng chuyền… cho người dân và ban nhân dân các thôn, làng kết nghĩa.

Tại xã Hà Tây (huyện Chư Păh), Phòng Dân tộc huyện kết nghĩa với làng Kon Sơ Bai, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện kết nghĩa với làng Kon Chang, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện kết nghĩa với làng Kon Kơ Mŏ, Ban Dân vận Huyện ủy kết nghĩa với làng Kon Băh.

Ông Nguyễn Đức Minh-Bí thư Đảng ủy xã Hà Tây-cho hay: “Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao. Do đó, địa phương đề nghị các đơn vị kết nghĩa có nhiều hoạt động giúp người dân thay đổi nhận thức, tạo chuyển biến trong trồng trọt, chăn nuôi, từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống”.

Theo ông Nguyễn Quang Trường-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Chư Păh, hoạt động kết nghĩa mang tính 2 chiều và trong biên bản giao ước kết nghĩa có nêu rất rõ về nhiệm vụ của đơn vị kết nghĩa, của làng.

Bám sát những nội dung đã ký kết, đơn vị kết nghĩa sẽ nắm chắc địa bàn, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh từ cơ sở và tham mưu chính sách phù hợp cho vùng đồng bào DTTS trên các lĩnh vực; đồng thời, phối hợp cùng với các làng kịp thời đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân.

Bà con dân làng cũng hiểu rõ hơn về sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị để từ đó chủ động vươn lên xây dựng cuộc sống.

Tiếp tục củng cố niềm tin của người dân

Theo thống kê sơ bộ, tại lễ kết nghĩa, các sở, ngành của tỉnh đã trao tặng các hộ khó khăn tại thôn, làng 401 suất quà, 11 con bò sinh sản, 1.000 cây xà cừ giống, 8 ngôi nhà, 2 giàn loa, 1 xe lăn, 4 thùng rác, 100 ghế nhựa và tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân... với tổng trị giá gần 900 triệu đồng. Cùng với đó, mỗi sở, ngành đều cam kết tập trung nguồn lực hỗ trợ 5 hộ khó khăn nhất tại thôn, làng thực hiện kết nghĩa để phát triển kinh tế trong năm 2024.

Với phương châm “thiết thực, hiệu quả, có sản phẩm cụ thể”, các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác kết nghĩa đã có những phần việc ý nghĩa, tạo đà để người dân vươn lên phát triển kinh tế, từng bước ổn định cuộc sống và thêm niềm tin vào những chuyển biến tích cực từ một chỉ thị.

Ông Hồ Văn Hay-Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã kiêm Bí thư Chi bộ làng Pơ Nang (xã Tú An, thị xã An Khê) ghi nhận: “Qua công tác kết nghĩa, chất lượng cuộc sống của người dân trong làng ngày càng cải thiện”.

Ông Hay nêu dẫn chứng, ngay tại lễ kết nghĩa với làng, Công an thị xã An Khê đã hỗ trợ 2 hộ cận nghèo với số tiền 50 triệu đồng. Trong đó, 40 triệu đồng để làm nhà tình nghĩa cho hộ ông Hồ Dit và 1 con bò trao cho hộ ông Đinh Phan.

Trong cuộc họp chi bộ ngay sau lễ kết nghĩa có sự tham gia của đảng viên, cán bộ Công an thị xã, cấp ủy Chi bộ cũng nêu thực trạng về việc tuyến đường nội đồng bị lầy, lún vào mùa mưa và đề xuất hỗ trợ. Ngay sau đó, đơn vị kết nghĩa đã hỗ trợ các xe chở đất đá, san ủi, giúp người dân đi lại thuận lợi.

“Định kỳ trong các buổi sinh hoạt chi bộ, Công an thị xã đều phân công người về tham dự và thường xuyên giữ liên lạc, trao đổi tình hình của làng. Chúng tôi thấy rằng, hoạt động kết nghĩa vô cùng ý nghĩa và tin rằng có thêm sự giúp đỡ, mục tiêu phấn đấu 2-3 hộ thoát nghèo mỗi năm của làng chắc chắn sẽ thực hiện được”-ông Hay nhấn mạnh.

Nếu cộng cả hộ nghèo và cận nghèo, làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) còn tới 112 hộ (chiếm 56,8%). Về thực trạng, ngôi làng có tới 98,5% dân số là người DTTS đến nay không còn nhà tạm, nhà dột nát, song vẫn còn 13 nhà có diện tích nhỏ, xuống cấp, cần cải tạo, sửa chữa. Người dân đã có những chuyển biến trong việc làm nhà tắm, nhà tiêu, bể nước và chuồng nuôi gia súc hợp vệ sinh, tuy nhiên, tỷ lệ chưa cao.

Ông Đinh Văn Đơm-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Châu-cho biết: Người dân làng Châu mong muốn được hỗ trợ giống bắp, giống mì mới, năng suất cao, ít sâu bệnh; làm sân bê tông và hàng rào kiên cố tại các điểm trường; cải tạo lại nhà ở cho hộ có hoàn cảnh khó khăn; nâng cấp hệ thống dây điện trong khuôn viên làng và làm điện, đường...

“Một trong những mong muốn của bà con là hỗ trợ 2 điểm trường xây dựng hàng rào, sân bê tông, mái hiên đã được Sở Giáo dục và Đào tạo cam kết hỗ trợ. Tại lễ kết nghĩa, Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung đã trao tặng 1 nhà tình thương cho hộ nghèo. Thời gian tới, làng tiếp tục vận động các hộ dân làm chuồng nuôi nhốt gia súc, làm nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh; thu gom, xử lý rác thải và trồng cây xanh quanh nhà tạo bóng mát; hướng dẫn người dân tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn vay hiệu quả, từng bước cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập”-ông Đơm nói.

Theo ông Rah Lan Lân-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Chư Pưh: Chỉ thị số 13 là chủ trương đúng đắn và kịp thời để cả hệ thống chính trị gần dân, hiểu rõ hơn về thực trạng đời sống mọi mặt của người dân, đặc biệt là ở những làng đặc biệt khó khăn. Đó còn là sự chuyển tiếp phù hợp với từng giai đoạn và ngày càng sâu sát cơ sở, đến từng thôn, làng, hộ dân.

Ngoài làng Plei Hlốp đã kết nghĩa với Sở Giao thông-Vận tải, Huyện ủy Chư Pưh cũng phân công 39 cơ quan, đơn vị, phòng, ban chuyên môn của huyện phối hợp kết nghĩa với 13 thôn, làng đặc biệt khó khăn còn lại trên địa bàn. Xác định công tác kết nghĩa là việc làm thường xuyên, là trách nhiệm chính trị của cấp ủy, chính quyền, của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu đối với sự phát triển của thôn, làng đặc biệt khó khăn, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân; giúp bà con nâng cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; vận động người dân thay đổi 10 nếp nghĩ, 10 cách làm để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thường trực Tỉnh Đoàn gặp gỡ, tìm hiểu những khó khăn của làng Phang (xã Ia Lang, huyện Đức Cơ) để có hình thức giúp đỡ phù hợp. Ảnh: Phan Lài

Thường trực Tỉnh Đoàn gặp gỡ, tìm hiểu những khó khăn của làng Phang (xã Ia Lang, huyện Đức Cơ) để có hình thức giúp đỡ phù hợp. Ảnh: Phan Lài

Trao đổi với P.V về một số nhiệm vụ trong thực hiện công tác kết nghĩa tại làng Phang (xã Ia Lang, huyện Đức Cơ) trong thời gian tới, chị Hà Thị Giang Thảo-Bí thư Tỉnh Đoàn-cho hay: Tỉnh Đoàn thường xuyên giữ mối liên hệ với Chi bộ, Ban Nhân dân thôn; phân công cán bộ bám địa bàn, nắm tình hình đoàn viên, hội viên, thanh thiếu nhi và người dân; phối hợp tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là chính sách về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện các mô hình, giải pháp đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phòng-chống các tệ nạn xã hội; tham gia thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại làng…

Cùng với đó, Tỉnh Đoàn chỉ đạo Chi Đoàn cơ quan Tỉnh Đoàn định kỳ hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn Chi Đoàn làng Phang triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Có thể bạn quan tâm

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại TW

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại TW

(GLO)- Sáng 28-10, tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống (1/11/1949-1/11/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh: Giữ vững truyền thống kiên trung, bất khuất

Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh Gia Lai: Giữ vững truyền thống kiên trung, bất khuất

(GLO)- Với phẩm chất kiên trung, bất khuất, các cựu tù chính trị yêu nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai luôn là tấm gương sáng để truyền lửa cách mạng cho thế hệ trẻ. Và, Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh là nơi gắn kết nghĩa tình, tích cực chăm lo đời sống hội viên.

Ngành Tổ chức xây dựng Đảng quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Ngành Tổ chức xây dựng Đảng quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(GLO)- Với vai trò là cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên và bảo vệ chính trị nội bộ, những năm qua, ngành Tổ chức xây dựng Đảng tỉnh luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Gia Lai: Không để lọt vào cấp ủy các cấp những cán bộ có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực

Gia Lai: Không để lọt vào cấp ủy các cấp những cán bộ có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- 

Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại Hội nghị giao ban công tác phòng-chống tham nhũng, tiêu cực 9 tháng, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. 

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai

(GLO)-

Sáng 26-9, Đoàn Kiểm tra 1355-QĐNS/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng do Thượng tướng Trịnh Văn Quyết-Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai.

Đak Đoa chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ

Đak Đoa chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ

(GLO)- Công tác cán bộ là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Vì vậy, từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, Đảng bộ huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Trẻ hóa cấp ủy chi bộ khu dân cư: “Làn gió mới” trong các phong trào ở cơ sở

Trẻ hóa cấp ủy chi bộ khu dân cư: “Làn gió mới” trong các phong trào ở cơ sở

(GLO)- Thời gian qua, Đảng bộ huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng trẻ hóa đội ngũ cấp ủy chi bộ khu dân cư. Với sự nhiệt tình, trách nhiệm, ham học hỏi và chủ động ứng dụng công nghệ số trong giải quyết công việc, đội ngũ này đã tạo ra “làn gió mới” trong các phong trào ở cơ sở.