Chiêm ngưỡng biểu tượng rồng qua triển lãm gốm Trần Độ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Các tác phẩm rồng của nghệ nhân Trần Độ lấy cảm hứng từ các hình tượng rồng thời Nguyễn để phát triển dáng thế, hoa văn hoàn chỉnh và sinh động.
Tác phẩm rồng trưng bày tại triển lãm đa số lấy từ hình tượng rồng được đúc trên ấn của triều Nguyễn. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN)

Tác phẩm rồng trưng bày tại triển lãm đa số lấy từ hình tượng rồng được đúc trên ấn của triều Nguyễn. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN)

Chiều 6/6, tại điện Kiến Trung, Hoàng thành Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nghệ nhân Nhân dân Trần Độ tổ chức triển lãm “Biểu tượng rồng qua gốm Trần Độ.”

Triển lãm giới thiệu 56 tác phẩm rồng bằng gốm của Nghệ nhân Nhân dân Trần Độ; trong đó, đa số lấy từ hình tượng rồng được đúc trên ấn của triều Nguyễn.

Đến thăm không gian trưng bày gốm của Nghệ nhân Nhân dân Trần Độ, du khách và người dân có dịp chiêm ngưỡng những tác phẩm mà ông đã dày công nghiên cứu và chế tác suốt mấy chục năm qua cùng niềm đau đáu với nghiệp gốm.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, để thể hiện thành công dòng sản phẩm rồng Việt, nghệ nhân đã trao đổi, tham khảo ở các bảo tàng và các đơn vị bảo tồn di tích như Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Tác phẩm rồng của nghệ nhân Trần Độ lấy cảm hứng từ các hình tượng rồng thời Nguyễn với phát triển dáng thế, hoa văn đến mức hoàn chỉnh và sinh động. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN)

Tác phẩm rồng của nghệ nhân Trần Độ lấy cảm hứng từ các hình tượng rồng thời Nguyễn với phát triển dáng thế, hoa văn đến mức hoàn chỉnh và sinh động. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN)

Nghệ nhân đã tham khảo tài liệu, tiếp cận nguồn hiện vật, cổ vật liên quan đến hình tượng con rồng Việt qua các thời kỳ lịch sử. Đó là nguồn tài liệu vô cùng cần thiết để nghệ nhân bồi đắp tài nguyên sáng tạo.

Các tác phẩm rồng của nghệ nhân Trần Độ lấy cảm hứng từ các hình tượng rồng thời Nguyễn để phát triển dáng thế, hoa văn hoàn chỉnh và sinh động.

Ông Hoàng Việt Trung hy vọng triển lãm sẽ mang lại cho du khách và người dân những khoảnh khắc ấn tượng, thú vị qua nghệ thuật gốm Trần Độ cùng sức sống của vốn cổ trên những hoa văn, họa tiết.

Nghệ nhân Nhân dân Trần Độ là nghệ nhân nổi tiếng trong làng gốm Việt Nam. Quá trình làm nghề, ông đã kiên trì tìm cho sản phẩm của mình những nét riêng, mang đậm tinh hoa văn hóa dân tộc.

Hàng chục năm qua, nghệ nhân Trần Độ đã cho ra đời nhiều tác phẩm về linh vật con giáp. Năm 2024, bằng tư duy sáng tạo và bàn tay khéo léo, nghệ nhân đã tạo ra nhiều tác phẩm về rồng rất độc đáo.

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 18/6.

Có thể bạn quan tâm

Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.
Stơr vang tiếng chiêng ngân

Stơr vang tiếng chiêng ngân

(GLO)- Chúng tôi về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) trong một ngày nắng vàng như mật. Tại đây, chúng tôi thêm một lần được hòa mình trong âm thanh rộn ràng của cồng chiêng, chiêm ngắm những bộ trang phục truyền thống của các bà, các mẹ. Tất cả tạo nên bức tranh thật đẹp và yên bình.
Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

(GLO)- Hiện nay, cộng đồng người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) vẫn giữ được nhiều nghi lễ độc đáo. Trong đó, lễ cúng kết nghĩa buôn làng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

(GLO)- Đó là mong muốn của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) khi tham gia đứng lớp truyền dạy cách thức gò chỉnh chiêng cho hơn 80 nghệ nhân Jrai, Bahnar trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ ngày 26-7 đến 28-8.