Hồi hương ấn vàng triều Nguyễn vào đề cử 10 sự kiện tiêu biểu 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) công bố danh sách 15 đề cử để chọn ra 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2023. Trong đó, sự kiện ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" được hồi hương tiếp tục vào danh sách đề cử. Đây là lần thứ hai sự kiện này lọt vào danh sách đề cử 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) giao báo Văn hóa chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2023. Buổi bình chọn trực tiếp diễn ra sáng 5/12 tại trụ sở Bộ VHTTDL.

Ông Nguyễn Anh Vũ - Tổng Biên tập báo Văn hóa, Trưởng BTC - cho biết đã gửi công văn đến các đơn vị thuộc Bộ, các đơn vị quản lý văn hóa, thể thao và du lịch trên toàn quốc, các hiệp hội chuyên ngành đề nghị đề cử các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình tiêu biểu trong năm 2023.

Họp báo bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2023.

Họp báo bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2023.

Hoạt động bình chọn được tổ chức trực tiếp và trực tuyến. Buổi bình chọn trực tiếp được tổ chức vào ngày 5/12 tại trụ sở Bộ VHTTDL. Hình thức bình chọn trực tuyến kéo dài từ nay đến 17h ngày 7/12.

"Kết thúc thời gian đề cử theo quy định BTC đã nhận được gần 100 đề cử của 50 đơn vị.

Trên cơ sở đó, tổ giúp việc đã họp, bỏ phiếu chọn 30 sự kiện trình lên BTC nhằm tiếp tục lựa chọn 15 sự kiện báo cáo Lãnh đạo Bộ để tổ chức họp báo bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2023", ông Nguyễn Anh Vũ nêu.

Trong danh sách đề cử của BTC, sự kiện ấn vàng Hoàng đế chi bảo hồi hương tiếp tục có tên. Đây là lần thứ hai sự kiện liên quan đến ấn vàng lọt vào danh sách đề cử 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu. Trước đó, sự kiện này là một trong 10 sự kiện văn VHTTDL tiêu biểu năm 2022.

Sự kiện liên quan đến hồi hương ấn vàng Hoàng đế chi bảo tiếp tục vào đề cử 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu.

Sự kiện liên quan đến hồi hương ấn vàng Hoàng đế chi bảo tiếp tục vào đề cử 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu.

Ông Phạm Định Phong - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa - cho biết có sự khác nhau của hai đề cử. Theo đó sự kiện lọt vào Top 10 sự kiện VHTTDL tiêu biểu năm 2022 là đàm phán thành công việc hồi hương kim ấn Hoàng đế chi bảo. Năm 2023, ấn vàng Hoàng đế chi bảo mới chính thức được đưa về nước.

Chiều ngày 16/11, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO Lê Thị Hồng Vân, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Lê Thị Thu Hiền, đại diện Bộ Công an (Việt Nam) và Đại diện Bộ Ngoại giao Pháp, đại diện UNESCO đã chứng kiến buổi lễ chuyển giao ấn vàng Hoàng đế chi bảo cho Việt Nam.

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo được lưu giữ, bảo quản tại bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, TP. Từ Sơn (Bắc Ninh).

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo được lưu giữ, bảo quản tại bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, TP. Từ Sơn (Bắc Ninh).

Sự kiện này là kết quả của hơn một năm đàm phán, thương thảo và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan về việc dừng đấu giá công khai ấn vàng tại Paris, (Pháp) tháng 11/2022, thỏa thuận thống nhất các yêu cầu cho việc chuyển giao ấn vàng cho phía Việt Nam theo đề nghị của Đoàn công tác liên ngành do Bộ VHTTDL chủ trì cùng các Bộ Ngoại giao, Tư Pháp, Tài chính, Công an và sự hỗ trợ đặc biệt của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp.

Bên cạnh giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… ấn vàng Hoàng đế chi bảo là di sản văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng với dân tộc, là biểu trưng quyền lực chính trị trong một giai đoạn lịch sử nhất định của tiến trình lịch sử Việt Nam, đánh dấu mốc quan trọng cho sự chuyển giao từ chế độ quân chủ hơn nghìn năm sang nền dân chủ của nhân dân Việt Nam - nhà nước Việt Nam mới Dân chủ cộng hòa, tiền thân của nước CHXHCN Việt Nam, thời đại Hồ Chí Minh.

Bên cạnh sự kiện hồi hương ấn vàng Hoàng đế chi bảo, danh sách đề cử còn có các sự kiện: Kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam, Lần đầu tiên tổ chức sự kiện Tuyên dương 78 gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực văn hóa toàn quốc năm 2023 và Hội nghị cán bộ văn hóa toàn quốc, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, Việt Nam trúng cử Thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027, Thể thao Việt Nam lần đầu tiên dẫn đầu bảng tổng sắp khi thi đấu ở nước ngoài tại Đại hội thể thao lớn khu vực Đông Nam Á - SEA Games 32 tổ chức tại Campuchia tháng 5/2023, Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam tham dự Vòng chung kết FIFA World Cup nữ 2023, Nguyễn Thị Thật vô địch châu Á giành suất tham dự Olympic Paris 2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 127 về việc thực hiện áp dụng cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ và Nghị quyết số 128 nâng thời tạm trú lên 45 ngày đối với 13 nước được đơn phương miễn thị thực...

Có thể bạn quan tâm

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.