Làm ngược

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Là phụ huynh có con thi vào lớp 10 năm nay, tôi luôn trong trạng thái “căng như dây đàn”. Tôi tin, hàng triệu phụ huynh khác trong cả nước có con như tôi cũng có tâm trạng tương tự. Điều khiến các phụ huynh lo lắng là bởi các con đang phải căng mình trải qua một “cuộc chiến” khốc liệt không đáng có.

Tỷ lệ đấu loại ở mỗi địa phương có khác nhau, nhưng cơ bản đều căng thẳng. Riêng các thành phố lớn như TPHCM và Hà Nội, trung bình 3 học sinh thì sẽ có một em bị “rụng”, tức cứ 10 học sinh lớp 9 sẽ có 3 đến 4 em không được vào lớp 10 trường công.

Những cuộc đấu căng thẳng đó xuất phát từ quan điểm phân luồng để định hướng nghề nghiệp. Những học sinh không vào được trường công sẽ chuyển sang học trường tư hoặc các trung tâm giáo dục thường xuyên hay các trường đào tạo nghề.

Lý thuyết là vậy, song thực tế không đơn giản như vậy. Vì rằng, không phải phụ huynh nào cũng có điều kiện cho con học trường tư với học phí cao ngất ngưởng. Trong khi, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường đào tạo nghề không phải chỗ nào cũng thuận tiện cho việc đi lại hoặc phù hợp với nhu cầu, năng lực học tập của các em.

Chưa kể, nhiều cơ sở rất nghèo nàn về ngành nghề đào tạo và chất lượng đào tạo không đảm bảo. Với không ít rào cản, nhiều học sinh đã phải “bỏ ngang” chuyện học hành để ra đời sớm và vô hình trung các em đang trong độ tuổi đã bị tước đi quyền được học hành của mình.

Định hướng nghề nghiệp là điều rất cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp, việc làm của cá nhân và xã hội. Song, điều đó sẽ trở nên sai lầm khi áp đặt vào lứa tuổi 15. Các em còn khá nhỏ, chưa phù hợp nên đa phần phải thu hái quả non. Định hướng nghề nghiệp, nếu có thì chỉ nên là sự gợi mở, việc lựa chọn trên cơ sở tự nguyện chứ không phải bắt buộc bằng cách ấn định tỷ lệ như hiện tại.

Các cấp học phổ thông thực ra chỉ là giai đoạn phổ cập, học sinh chỉ cần học nhẹ nhàng, vừa sức là đủ và đủ điều kiện tốt nghiệp cấp dưới là có thể chuyển lên cấp trên cho đến hết bậc phổ thông. Với tư cách trẻ em, học sinh đương nhiên phải được hưởng quyền đó, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là phải đảm bảo điều kiện học tập cho trẻ em. Và điều đó đã được hiến định.

Điểm mấu chốt trong suốt quá trình học tập và cần phải siết chặt kể cả đầu vào lẫn đầu ra là cấp đại học thì không những không siết mà còn mở bung, mở toang cửa. Nơi nào cũng mở trường đại học nhưng nhiều trường không có người học.

Để kéo người học, nhiều trường đã “vơ bèo vạt tép” bằng cách hạ tiêu chuẩn đầu vào xuống mức rất thấp, có nơi mỗi môn chỉ 3 đến 4 điểm cũng được vào đại học.

Chất lượng đầu vào kém và được đào tạo trong điều kiện thiếu thầy và thiếu mọi thứ sẽ hiển nhiên cho ra những sản phẩm giáo dục kém chất lượng. Cùng với đó là việc đào tạo lệch pha, không gắn với nhu cầu xã hội nên hàng loạt “cậu Cử” không thể kiếm nổi việc làm, cầm bằng đại học nhưng thất nghiệp vẫn tràn lan.

Nói như cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, việc hạ thấp chất lượng giáo dục là cách tàn phá quốc gia một cách nhanh nhất. Đi ngược và làm ngược trong chính sách giáo dục hiện nay cũng dẫn đến tai họa không nhỏ đối với tương lai đất nước.

Có thể bạn quan tâm

Rạn vỡ vô hình

Rạn vỡ vô hình

Sáng 27/9, thi thể người mẹ của cháu Phúc ở Làng Nủ được tìm thấy sau 17 ngày bị chôn vùi bởi trận lở núi. Nhẹ bớt nỗi niềm. Không chỉ vì thêm một thi thể được may mắn tìm thấy. Mà bởi cảnh 1 đứa bé gầy gò ngày ngày cầm cuốc gắng sức lật đống bùn lầy tìm xác mẹ cứ đào xới vào tâm can nhiều người...

Giá trị trường tồn

Giá trị trường tồn

(GLO)- Cuộc sống là sự phát triển không ngừng mà ở đó cái cũ, cái không phù hợp sẽ được thay thế bởi cái mới, cái tốt đẹp hơn. Tuy vậy, có những thứ không mất đi mà vẫn tồn tại song song cùng cái mới. Có những giá trị mãi trường tồn với thời gian trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Kế hoạch hoàn hảo

Kế hoạch hoàn hảo

Những bước cuối cùng để chuẩn bị triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được thực hiện. Kế hoạch rút ngắn thời gian lưu thông đường bộ của quốc gia đã bước vào giai đoạn quyết liệt, bằng những phương tiện hiện đại tương đồng với các nước.

Giá trị của việc chọn đúng ngành

Giá trị của việc chọn đúng ngành

Trong nhiều năm thực hiện chương trình Tư vấn mùa thi, không ít lần chúng tôi nhận được mong muốn từ chuyên gia các trường ĐH rằng nếu như học sinh được tư vấn ngành nghề sớm hơn, không phải đến năm lớp 12, thì sẽ giảm thiểu việc chọn không đúng ngành gây lãng phí cho cả gia đình, xã hội.

Chuyến thăm lịch sử

Chuyến thăm lịch sử

Quan hệ Việt Nam - Cuba do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro đặt nền móng, là mối tình hữu nghị đặc biệt, thủy chung, trong sáng, hiếm có, “là một biểu tượng thời đại” trong quan hệ quốc tế.
Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

"Như câu chuyện thành công của quan hệ Việt-Mỹ, thế giới sẽ biến những điều không thể thành có thể, tiếp tục dựng xây một nền văn minh vững bền, tiến bộ cho toàn nhân loại". Đó là điều mà TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại học Columbia (New York, Mỹ) vào ngày 23.9.
Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".