Trường học không điện thoại di động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM), nhiều năm giữ vị trí số 1 trong các trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất TP, cấm học sinh dùng điện thoại di động trong bao nhiêu năm qua, kể cả giờ ra chơi, ăn bán trú, nghỉ trưa.

Tiết học nào giáo viên (GV) cho phép học sinh (HS) dùng điện thoại di động (ĐTDĐ) phục vụ việc học, GV viết rõ lên bảng "tiết học có sử dụng ĐTDĐ" để giám thị quản lý.

Suốt nhiều năm qua, Trường TH-THCS-THPT Lê Thánh Tông - một trường tư năm nào cũng có nhiều HS là thủ khoa, á khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT của toàn quốc và TP.HCM - đã yêu cầu HS không đem ĐTDĐ vào khuôn viên trường vì bất cứ lý do gì, kể cả khi các em trở về khu nội trú.

Hai ví dụ tiêu biểu này cho thấy việc cấm HS dùng ĐTDĐ trong trường không phải là một "trend" mới nổi mà nó đã trở thành quy định nghiêm của nhiều trường từ rất lâu. Mới đây, khi có thêm nhiều trường công lập tại TP.HCM ra nội quy cấm HS dùng điện thoại trong trường - kể cả giờ ra chơi như THPT Trường Chinh (Q.12), THPT Thạnh Lộc (Q.12)… cùng với lệnh cấm HS dùng ĐTDĐ trong trường học tại nhiều quốc gia phát triển thì vấn đề trên càng được dư luận quan tâm.

Khảo sát đang được tiến hành trên Thanh Niên Online cho thấy có 71% bạn đọc ủng hộ cấm HS dùng điện thoại trong trường. Trong số hàng trăm bình luận dưới các bài viết cùng chủ đề, có tới hơn 90% bạn đọc "ủng hộ cả 2 tay" việc cấm HS dùng ĐTDĐ trong trường, đồng thời nhiều người đề xuất GV cũng phải hạn chế dùng ĐTDĐ trong tiết học để làm gương.

Không phải tự nhiên làn sóng cấm HS dùng ĐTDĐ lan tỏa mạnh mẽ và được ủng hộ rộng rãi như vậy ở cả VN và nước ngoài. Trả lời phỏng vấn PV Thanh Niên, cán bộ quản lý các trường học đều cho rằng họ nhận ra hại nhiều hơn lợi khi cho HS dùng ĐTDĐ thoải mái trong học đường. Đầu giờ học, giờ ra chơi, ngay cả lễ khai giảng… chỉ thấy những mái đầu cắm cúi vào màn hình và "bấm bấm"; có khi suốt 15 - 20 phút, các HS không ai nói với ai câu nào. Sự kết nối trong trường học, vốn tưởng là điều hiển nhiên, bị đứt gãy. GV làm sao có thể kiểm soát hết HS đang xem nội dung gì, chưa kể những hệ lụy như mất bình đẳng giữa các HS, sự so bì, bạo lực, bắt nạt... cũng từ những chiếc điện thoại.

Nhiều người cho rằng thời đại chuyển đổi số, 4.0, cấm HS dùng ĐTDĐ là "bước lùi", nhưng chuyển đổi số không phải là HS xài ĐTDĐ trong giờ học, ngoài giờ chơi. Như tại Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, thư viện có máy tính để phục vụ tra cứu thông tin, lớp học nào cũng được trang bị máy vi tính, ti vi, phủ sóng wifi phục vụ việc dạy và học với các giáo án điện tử; HS cũng được tìm hiểu bài học ở nhà từ hệ thống LMS… Đó chính là chuyển đổi số hiệu quả, hạn chế các rủi ro.

Thông tư 32, điều lệ trường THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ GD-ĐT không viết rằng cấm hẳn HS dùng ĐTDĐ trong khuôn viên trường học mà chỉ nêu trong số các hành vi HS không được làm, có quy định "sử dụng ĐTDĐ, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được GV cho phép".

Để bảo vệ và thúc đẩy HS của mình ưu tiên số một cho việc học khi đến trường, nhiều trường đã mạnh mẽ ra nội quy riêng - cấm ĐTDĐ. Đó cũng là những sự tiên phong, vì HS, để xây dựng một trường học hạnh phúc đúng nghĩa.

Theo Thúy Hằng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.