Trả lại đúng chức năng của rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Qua những vụ sạt lở đất, lũ quét vừa qua, nhiều người đặt câu hỏi tại sao thiệt hại ngày càng khủng khiếp, kinh hoàng hơn trước? Phải chăng do thời tiết và thiên tai trở nên khốc liệt?

Đành rằng khí hậu đã có biến đổi, quy luật cũng khó lường hơn. Nhưng nhìn sâu hơn vào hiện trạng thì khí hậu chỉ là một phần nguyên nhân, mà nhân tai - sự xâm lấn rừng, tàn phá môi trường tự nhiên mới là gốc rễ.

Theo bản công bố hiện trạng rừng năm 2023 của Bộ NN-PTNT, diện tích rừng cả nước đang có là 14.860.309ha với tỷ lệ che phủ rừng cả nước đạt 42,02%. Trong đó, rừng tự nhiên là hơn 10 triệu ha và rừng trồng là hơn 4,7 triệu ha. Thống kê cho thấy diện tích rừng tự nhiên vẫn nhiều hơn rừng trồng, nhưng so với trước kia thì hiện nay giảm sút thấy rõ cả về diện tích rừng lẫn chất lượng rừng.

Ở miền núi phía Bắc, khoảng 20 năm nay, đi tới đâu cũng gặp những rừng keo được trồng làm gỗ nguyên liệu. Trong khi những loại cây rừng, bụi rậm có chức năng phòng hộ tốt lại bị đốt, dọn để trồng rừng sản xuất. Chính những người trồng rừng cũng thừa nhận, do rễ cây rậm không còn nên mạch đất mất liên kết, sau chu kỳ nắng nóng - hạn hán (El Nino) đến chu kỳ mưa lũ (La Nina), dẫn đến hiện tượng đồi núi đua nhau sạt lở, lũ ống xuất hiện liên tục, sức tàn phá ngày càng mạnh.

Đã đến lúc Bộ NN-PTNT phải xem xét lại việc nên cho trồng loại cây rừng nào, có nên cân bằng mục tiêu bảo vệ môi trường sống an toàn hay tiếp tục chạy theo bài toán kinh tế (xuất khẩu gỗ). Khôi phục lại rừng tự nhiên, thay vì tiếp tục mở rộng rừng sản xuất là vấn đề cần được đặt ra; việc thả nổi, khuyến khích trồng keo và tràm cần được xem xét lại.

Để đảm bảo rừng có tính bền vững, đa dạng sinh học và đúng nghĩa, cần một cơ chế phân bổ hợp lý về cơ cấu các loại rừng trồng. Thay vì chỉ tập trung vào các loại cây ngắn hạn như keo và tràm, cần thúc đẩy trồng các loại cây có chức năng phòng hộ với hệ sinh thái đa tầng. Nếu rừng không còn là rừng đúng nghĩa, chính sách không được sửa đổi kịp thời thì những vụ sạt lở, lũ quét kinh hoàng như ở Làng Nủ, Nậm Tông, Ca Thành… sẽ còn có nguy cơ tiếp diễn.

Theo PHÚC HẬU (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.

Mệnh lệnh vì sự phát triển

Mệnh lệnh vì sự phát triển

8 lần tới công trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau thị sát, kiểm tra, động viên và trong lần cuối tuần vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra thời hạn về đích cụ thể cho tuyến cao tốc này là ngày 19.12 tới.

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

(GLO)- Có những lời xin lỗi khiến người ta cảm động, song cũng có những lời xin lỗi mãi mãi không nhận được sự chia sẻ. Trường hợp của MC Bích Hồng-gương mặt từng quen thuộc trên sóng SCTV-là một ví dụ rõ ràng. Lời xin lỗi cô đưa ra không mang lại cảm thông mà chỉ khoét sâu thêm nỗi thất vọng.

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn.