Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
"Như câu chuyện thành công của quan hệ Việt-Mỹ, thế giới sẽ biến những điều không thể thành có thể, tiếp tục dựng xây một nền văn minh vững bền, tiến bộ cho toàn nhân loại". Đó là điều mà TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại học Columbia (New York, Mỹ) vào ngày 23.9.

Đây không chỉ là quan điểm của phía VN. Đề cập quan hệ 2 nước khi phát biểu tại Đại hội đồng LHQ Khóa 79 vào ngày 24.9, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng cho rằng đó là bằng chứng cho thấy "ngay cả từ những nỗi kinh hoàng của chiến tranh vẫn có một con đường phía trước".

Sau gần 30 năm bình thường hóa, quan hệ giữa VN và Mỹ giờ đã được thiết lập ở mức cao nhất: Đối tác chiến lược toàn diện. Tầm mức quan hệ này không ngừng được củng cố bằng những giá trị thực tế cho cả hai bên. Đó là việc Mỹ đang là đối tác có kim ngạch thương mại lớn thứ hai của VN, năm 2023 đạt hơn 110 tỉ USD và đã 3 năm liên tục đều trên mức 100 tỉ USD. Kinh tế luôn là trụ cột quan trọng, là mục tiêu then chốt của VN trên hành trình mở rộng quan hệ hợp tác phát triển với các nước.

Bên cạnh đó, VN và Mỹ cũng liên tục tăng cường hợp tác về an ninh, quốc phòng. Tất cả đều dựa trên nền tảng "hai bên đều hành động theo lợi ích của người dân, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân", như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định trong bài phát biểu nêu trên.

Chẳng những vậy: "Vượt lên trên khuôn khổ song phương, hợp tác Việt - Mỹ đã dần mang tầm khu vực và toàn cầu, nhất là trong ứng phó biến đổi khí hậu, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống khủng bố, gìn giữ hòa bình LHQ…, qua đó đóng góp ngày càng tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước phát biểu.

Dù đạt nhiều thành tựu, nhưng không gian tăng cường quan hệ Việt - Mỹ vẫn còn rất lớn.

Về kinh tế, VN và Mỹ đặc biệt còn dư địa hợp tác phát triển trong các lĩnh vực như chuyển đổi số, hoàn thiện chuỗi cung ứng thế giới... Hai nước cũng cùng nằm trong số các bên tham gia Khuôn khổ kinh tế Ấn Ðộ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) nên quan hệ thương mại có thể hướng tới chất lượng cao hơn, bền vững hơn, theo xu thế chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế sạch.

Về an ninh - chính trị và quan hệ quốc tế, hai nước đang cùng chia sẻ những lợi ích chung từ sự hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Đây là điều cực kỳ quan trọng trong bối cảnh tại khu vực và trên thế giới đang nổi lên những thách thức không hề nhỏ.

Từ những nền tảng như vậy, VN và Mỹ có thể cùng không ngừng tăng cường hợp tác trong tương lai theo phương châm "không quên quá khứ, nhưng không để quá khứ trở thành gánh nặng cản trở sự phát triển của hiện tại và tương lai" mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu ra.

Đó cũng là điều mà giới quan sát quốc tế kỳ vọng. Như chia sẻ với người viết từ GS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản, học giả tại Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật): "Quan hệ Việt - Mỹ sẽ tiếp tục theo hướng tích cực phù hợp với chính sách "4 không" của VN".

Theo Minh Trí (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".
Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Nhìn lại vụ xây khu du lịch trái phép hàng nghìn mét vuông ở Phú Hài, TP.Phan Thiết và biệt thự trái phép trên đất làng nghề ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho thấy có dấu hiệu 'nhờn' với pháp luật.
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Đứng lên sau thảm họa Yagi

Đứng lên sau thảm họa Yagi

(GLO)- Phải quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc để nhanh chóng ổn định đời sống người dân; đồng thời triển khai khẩn trương, đồng bộ các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của năm 2024.

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Tết Trung thu luôn là khoảng thời gian mà các em nhỏ khắp cả nước mong ngóng, háo hức. Trung thu về, bao em nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ em kém may mắn khác thì thế nào, đặc biệt năm nay có nhiều biến cố xảy đến?
Đừng câu like trên sự đau thương

Đừng câu like trên sự đau thương

Những ngày qua, công an các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và một số địa phương khác đã làm việc, xử phạt nhiều người vì dùng tài khoản mạng xã hội đăng tin sai sự thật về tình hình mưa lũ và những thiệt hại gây ra.
Chia sẻ đúng, hành động đúng

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Vào thời điểm này, người dân cả nước đều hướng trái tim về miền Bắc. Mọi người đều mong muốn được chung tay sẻ chia cùng đồng bào đang hoạn nạn, nhưng chúng ta cũng nên hiểu và thực hiện đúng những quy định, nguyên tắc để có thể đảm bảo an toàn.
Trước thảm họa

Trước thảm họa

Làng Nủ-ở nơi rừng sâu, núi thẳm; sau cơn bão trở thành cái tên mang nhiều xót xa với đồng bào cả nước. Thảm họa từ thiên tai luôn là thách thức với nhân loại, nhiều khi nó vượt khỏi tầm dự phòng, quản trị.