Giá trị trường tồn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Cuộc sống là sự phát triển không ngừng mà ở đó cái cũ, cái không phù hợp sẽ được thay thế bởi cái mới, cái tốt đẹp hơn. Tuy vậy, có những thứ không mất đi mà vẫn tồn tại song song cùng cái mới. Có những giá trị mãi trường tồn với thời gian trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Năm tháng có thể làm đổi thay nhiều thứ. Khoa học công nghệ đã giúp con người có được những tiện nghi cần thiết phục vụ cho cuộc sống. Tuy nhiên, giữa một thành phố hiện đại với những tòa nhà cao tầng, tiện nghi sang trọng thì một vài mái nhà cổ kính, rêu phong vẫn được giữ gìn và thu hút sự quan tâm của khách tham quan.

Nhiều nơi phát triển du lịch là nhờ vào những địa danh ghi lại dấu ấn suốt một chặng đường dài lịch sử như: Hoàng thành Thăng Long, Nhà tù Hỏa Lò, cố đô Huế, thành cổ Quảng Trị, địa đạo Củ Chi…

Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, mọi người đến đây để tìm về nguồn cội, để hiểu thêm về lịch sử của dân tộc. Lịch sử tạo nên bề dày của một đất nước, những giá trị ấy sẽ luôn được cháu con muôn đời gìn giữ và xây đắp thêm.

gia-tri-truong-ton-gd-3143.jpg
Gia đình là yếu tố cấu thành nên xã hội. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Việt Nam là đất nước thuần nông với cuộc sống cộng đồng làng xã, tình cảm gia đình, dòng họ, tình làng nghĩa xóm bao đời được vun đắp. Ngày nay, khung cảnh làng quê dù đã khác xưa nhưng những tình cảm ấy không mai một mà vẫn luôn được khắc sâu như một giá trị tinh thần không thể đổi thay. Tính cộng đồng làng xã ấy không nằm trong một phạm vi nhỏ hẹp mà lớn hơn là tình dân tộc, nghĩa đồng bào.

Với truyền thống “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”, khi một nơi nào đó phải đối mặt với khó khăn, với thiên tai, bão lũ thì mọi người đều chung tay giúp đỡ cả về tinh thần lẫn vật chất. Những câu chuyện cảm động, những tấm gương quên mình vì mọi người làm chúng ta càng thấm thía hơn hai tiếng đồng bào!

Trong cuộc sống hiện đại, thế giới đã trở thành mái nhà chung. Chúng ta có thể cùng coi chung một bộ phim, nghe chung một bản nhạc, cùng thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật.

Tuy nhiên, có những giá trị truyền thống riêng để phân biệt mỗi đất nước với nhau và dù nhiều sự thay đổi, những giá trị ấy luôn được giữ gìn và truyền sang những thế hệ cháu con.

Người ta có thể dùng những chiếc bình nước cao cấp, những đồ dùng sang trọng và tiện lợi, nhưng những chiếc bình gốm, những tấm vải lụa tơ tằm vẫn luôn được trân trọng và gìn giữ bởi nó là một phần hồn cốt của dân tộc. Dù đi đến nhiều nơi trên thế giới, tận hưởng những nền văn minh, những điều tốt đẹp mà cuộc sống hiện đại mang lại, nhưng người Việt đều thấy xao xuyến trước những bóng tre, hàng dừa, những cánh đồng vàng tươi màu lúa chín.

Tình yêu quê hương đất nước là những thứ luôn chảy tràn trong huyết quản, được thấm nhuần qua các thế hệ. Tình yêu ấy vẫn luôn sống động ở lòng tự hào dân tộc, ở ý thức gìn giữ và bảo tồn những di sản dân tộc, bảo vệ từng tấc đất biên cương, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt dù sống ở bất cứ nơi đâu.

Gia đình là yếu tố cấu thành nên xã hội. Dù những thay đổi của cuộc sống đã ảnh hưởng nhiều đến mỗi người, mỗi nhà; dù cấu trúc gia đình có thể khác xưa thì những giá trị gia đình không vì thế mà phai nhạt.

Một gia đình lý tưởng là nơi mọi người dành cho nhau tình cảm và sự quan tâm, nơi mỗi người làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình. Truyền thống gia đình như thờ cúng tổ tiên, kính già quý trẻ luôn được đề cao. Thế hệ trẻ dù làm gì, ở đâu vẫn luôn hướng về ông bà, cha mẹ như cây có cội, như nước có nguồn. Tinh thần trách nhiệm, sự tôn trọng và lòng biết ơn là những chuẩn mực đạo đức luôn được đánh giá cao.

Thời gian có thể làm hư hỏng những ngôi nhà xưa cũ, có thể biến non cao thành đồng bãi, sông sâu thành đất bồi, nhưng có những thứ không mất đi mà vẫn luôn được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Những giá trị thuộc về đất nước, dân tộc ấy vẫn luôn trường tồn và là những bản sắc riêng để mỗi chúng ta có thể tự hào trong thời đại hội nhập toàn cầu này.

Có thể bạn quan tâm

Chuyến thăm lịch sử

Chuyến thăm lịch sử

Quan hệ Việt Nam - Cuba do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro đặt nền móng, là mối tình hữu nghị đặc biệt, thủy chung, trong sáng, hiếm có, “là một biểu tượng thời đại” trong quan hệ quốc tế.
Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

"Như câu chuyện thành công của quan hệ Việt-Mỹ, thế giới sẽ biến những điều không thể thành có thể, tiếp tục dựng xây một nền văn minh vững bền, tiến bộ cho toàn nhân loại". Đó là điều mà TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại học Columbia (New York, Mỹ) vào ngày 23.9.
Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Bản lĩnh người đứng đầu

Bản lĩnh người đứng đầu

Câu chuyện anh Ma Seo Chứ, trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, cứu được 115 người trong thôn thoát khỏi vụ sạt núi được nhắc đến rất nhiều trong những ngày qua.