Nâng cấp thương hiệu 'thành phố đáng sống'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết 136 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Đà Nẵng vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao việc từ năm 2001.

TP.Đà Nẵng đề ra kế hoạch thực hiện chương trình TP "5 không" (không hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng và không có cướp của, giết người).

Đà Nẵng lại tiếp tục với chương trình "3 có" (có nhà ở, có việc làm và có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị). Năm 2016, TP đề ra chương trình TP "4 an" (an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm và an sinh xã hội).

Trên thực tế, Đà Nẵng có được thương hiệu "TP đáng sống" và gây ấn tượng với người dân, du khách cả nước cũng khởi điểm từ những chương trình đã nêu. Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TP.Đà Nẵng, khi phân tích thương hiệu "TP đáng sống" cho rằng những chương trình nói trên được nâng cấp dần qua những lần ra đời chương trình mới. Chẳng hạn, chương trình "4 an" đề ra "an sinh xã hội" vừa kế thừa 2 mục tiêu "không có người lang thang xin ăn" và "không có người nghiện ma túy trong cộng đồng" (trong "5 không") và 2 mục tiêu "có nhà ở" và "có việc làm" (trong "3 có").

Vào ngày 9.9 vừa qua, UBND TP.Đà Nẵng có chỉ đạo về việc đẩy mạnh chương trình TP "5 không", "3 có", "4 an", trong đó có nội dung đáng chú ý, như: nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội, mở rộng đối tượng khó khăn, tăng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công, tăng cường giải pháp giải quyết việc làm… Đặc biệt, TP tập trung triển khai có hiệu quả chương trình "có nhà ở" từng gây ấn tượng với quỹ nhà ở xã hội chiếm 80% của cả nước thông qua phát triển các đề án nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân, hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…

Đà Nẵng từng thành công khi nâng cấp 3 chương trình lớn với tính kế thừa lẫn tính phát triển, vươn lên… Trong bối cảnh, Đà Nẵng vừa được T.Ư cho phép tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP, việc rà soát cơ chế, chính sách hiện hành để sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới vừa nâng cao chất lượng các chương trình vừa phù hợp với thực tiễn là rất cần thiết.

Theo Hoàng Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Mặc dù cơ quan chức năng của TPHCM đã rất nỗ lực tháo gỡ nhưng vẫn còn đến 41.000 căn nhà hiện chưa được cấp giấy chủ quyền (sổ hồng). Đây là con số rất lớn, phản ánh việc cấp sổ hồng vẫn rất gian nan, đòi hỏi phải có quyết tâm cũng như bổ sung các quy định của pháp luật để xử lý rốt ráo.

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Rối bời vì quy định mông lung

Rối bời vì quy định mông lung

Suốt 2 ngày sau khi Thông tư về quy chế tuyển sinh THCS, THPT được Bộ GD-ĐT ban hành, phụ huynh hốt hoảng, đứng ngồi không yên vì quy định chấm dứt hoàn toàn việc thi hay đánh giá năng lực vào lớp 6. Rồi ngay sau đó, Bộ lại ra văn bản giải thích… vẫn cho các trường đặc thù thực hiện như trước.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.