Rạn vỡ vô hình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 27/9, thi thể người mẹ của cháu Phúc ở Làng Nủ được tìm thấy sau 17 ngày bị chôn vùi bởi trận lở núi. Nhẹ bớt nỗi niềm. Không chỉ vì thêm một thi thể được may mắn tìm thấy. Mà bởi cảnh 1 đứa bé gầy gò ngày ngày cầm cuốc gắng sức lật đống bùn lầy tìm xác mẹ cứ đào xới vào tâm can nhiều người...

Murakami đặc biệt tài tình với khả năng phát hiện và gọi tên những rung chấn vô hình cùng tiếng rạn vỡ đau đớn của con người. Tập truyện ngắn Sau động đất của ông, động đất ở Kobe đầu năm 1995 khiến hơn 6.400 người chết chỉ là cái cớ để kể về những rung chấn và đổ vỡ kéo dài, dù không nhân vật nào ở trong vùng thảm họa. Họ, và cả chúng ta, có phải chỉ là những “khối không khí” vô hình và nhạt nhòa, cũng như cái hộp nhỏ bí ẩn mà nhân vật Komura trong truyện UFO ở Kushiro được nhờ chuyển, khi anh đang đi tìm người vợ đột nhiên bỏ nhà vô tăm tích sau khi nghe tin về trận động đất? Trong gói hàng ấy cuối cùng cũng chỉ là một “khối không khí”. Một thứ không khí dường như không dành để thở.

Trận lở núi ở Làng Nủ (Lào Cai) khiến 67 người chết và mất tích, sạt lở ở Lũng Lỳ, Khuổi Ngọa (Cao Bằng) khiến 57 người chết và mất tích..., có lẽ chưa nhà văn nào kịp chiêm nghiệm sự đổ vỡ thực sự đến từ đâu và dư chấn lâu dài của nó ra sao. Nhưng đã nghe tiếng rạn nứt từ một nơi rất xa, trong một ngôi trường tiểu học vốn đang rất bình an ở quận Gò Vấp, TPHCM. Nơi ấy, sau khi nhà trường phát động gây quỹ ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3, thì chỉ những học sinh ủng hộ từ 100 nghìn đồng trở lên là được tuyên dương dưới cờ và nhận giấy khen của trường, còn những bạn ủng hộ dưới 100 nghìn đồng thì nhận thư khen của cô giáo tại lớp.

Vết nứt mong manh mắt thường không nhìn thấy, nhưng tôi biết nó sẽ ẩn khuất, và len lỏi hun hút trong tâm hồn những đứa bé nơi ấy, dù lúc này chúng có thể hồn nhiên quên ngay mọi chuyện. Sự lành lặn ở tầng sâu xa tiềm thức đã không còn, đến một ngày sẽ cựa quậy...

Mỗi năm có cả trăm loại ngày kỷ niệm, kể cả Ngày cá ngừ, Ngày cỏ biển, Ngày giun đất thế giới,... nhưng vẫn không có Ngày thế giới về tiền, cho dù cả cõi nhân gian này đều quay cuồng, sống chết đánh đổi tất cả vì tiền. Từ trường, chợ cho đến chùa.

Đọc báo, thấy kể em Phúc sau thảm họa mất cha mẹ và hai đứa em, đã được nhiều người hảo tâm quyên góp ủng hộ số tiền lên đến hơn 5 tỷ đồng. Mọi người xúm tay mua giúp căn nhà trị giá 3 tỷ đồng để hai anh em có chỗ ở an toàn, hơn 2 tỷ đồng còn lại em đã dùng để chia sẻ cho những hộ dân trong làng.

Vết nứt trong tâm hồn có thể là cơ hội cho ánh sáng len vào. Nhưng nói như Kinh thánh, thì tội lỗi và quỷ dữ cũng luôn rình rập nơi kẽ hở của những tâm hồn rạn nứt. Vấn đề là ứng xử ra sao trước những va đập và tổn thương gần như không thể tránh khỏi giữa cõi nhân gian này...

Theo Trí Quân (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...