Phát huy vai trò hạt nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bình Dương có thể kích thích sự phát triển của cả vùng Đông Nam Bộ, vì là hạt nhân công nghiệp hóa.

Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Chính phủ đến làm việc với tỉnh Bình Dương về quy hoạch phát triển-tầm nhìn đến năm 2050 và thị sát đề án giao thông quan trọng. Điều đó nói lên vị trí, vai trò của Bình Dương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đó là vai trò hạt nhân, có thể kích thích sự phát triển của cả vùng Đông Nam Bộ, vì Bình Dương là hạt nhân công nghiệp hóa. Ở đó, kinh tế công nghiệp chiếm tỉ trọng rất lớn trong vùng, cũng là nơi thu hút được rất nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. Như vậy, Thủ tướng đến làm việc với Bình Dương là nhằm tạo "cú hích" mạnh hơn vào hạt nhân phát triển của vùng, từ đó lan tỏa mạnh hơn động lực phát triển của Đông Nam Bộ.

Nội dung làm việc của Thủ tướng nhằm vào 2 lĩnh vực rất quan trọng. Theo đó, Bình Dương phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa mũi nhọn kinh tế số, kinh tế xanh; nâng cao trình độ công nghệ, hướng tới làm chủ nền công nghiệp hiện đại, thoát khỏi việc gia công cho nước ngoài. Lĩnh vực này hoàn toàn có tính khả thi vì Bình Dương đã có một số ngành công nghiệp đạt trình độ tiên tiến so với ASEAN.

Lĩnh vực quan trọng thứ hai mà Thủ tướng yêu cầu là đẩy mạnh và thực hiện nhanh hơn nữa các dự án lớn về hạ tầng giao thông liên kết Bình Dương với các tỉnh, thành trong vùng, nhất là với TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Lĩnh vực hạ tầng giao thông đối với Bình Dương được coi như điều kiện tiên quyết của sự phát triển, do địa phương này nằm ở vị trí trung tâm miền Đông, tuy thuận lợi là không có biên giới nhưng bất lợi là không có cảng biển, cảng sông lớn và cảng hàng không như Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP HCM. Thế nên, Bình Dương chỉ có thể dựa vào hệ thống đường bộ để đi ra biển, đến các sân bay lớn và nối với mạng giao thông quốc gia.

Sự chỉ đạo và đôn đốc của Thủ tướng đối với Bình Dương không chỉ là với một địa phương mà còn là cả vùng Đông Nam Bộ. Bởi lẽ, những gì thực hiện tốt hay chưa tốt ở Bình Dương luôn tác động trực tiếp đến sự phát triển của các tỉnh, thành trong vùng. Sự chỉ đạo của Thủ tướng về công việc cụ thể trước mắt và tầm nhìn xa về quy hoạch phát triển của Bình Dương giống như một bức tranh về tương lai của cả vùng Đông Nam Bộ.

Song thực tế, có thể thấy sự phát triển của TP. HCM và cả vùng-từ quy hoạch, dự án đến thực hiện - thường có những khoảng cách. Chẳng hạn, dự án metro Bến Thành - Suối Tiên trải qua nhiều lần đội vốn, chậm trễ kéo dài 12 năm, đến nay vẫn chưa đưa vào khai thác được. Dự án chống ngập với vốn đầu tư 10.000 tỉ đồng cũng trễ hẹn 4 lần, hiện mới đạt hơn 93% khối lượng công việc và chưa đưa vào sử dụng. Nguyên nhân sự chậm trễ của 2 dự án nêu trên phần lớn thuộc về các thủ tục hành chính, do sự phối hợp của địa phương với các bộ, ngành chưa thông suốt.

Đó là kinh nghiệm rất cụ thể ở TP HCM mà Bình Dương và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ cần tham khảo kỹ. Bởi lẽ, nếu không có cơ chế đặc thù, như TP HCM với Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội, thì vấn đề phối hợp giữa địa phương với các bộ, ngành có thể còn khó khăn hơn.

TS NGUYỄN HỮU NGUYÊN, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị TP HCM

(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.