Giá trị của việc chọn đúng ngành

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Trong nhiều năm thực hiện chương trình Tư vấn mùa thi, không ít lần chúng tôi nhận được mong muốn từ chuyên gia các trường ĐH rằng nếu như học sinh được tư vấn ngành nghề sớm hơn, không phải đến năm lớp 12, thì sẽ giảm thiểu việc chọn không đúng ngành gây lãng phí cho cả gia đình, xã hội.

Ở các buổi tư vấn, chúng tôi thường đối diện những băn khoăn của học sinh (HS) lớp cuối cấp THPT về định hướng ngành nghề, thậm chí có nhiều em gần sát ngày nộp hồ sơ vẫn chưa biết mình muốn, hợp với ngành học nào, trường nào. Nhiều em chọn ngành nghề theo trào lưu, rủ rê của bạn bè và theo mong muốn của cha mẹ, người thân chứ thật sự không dựa vào năng lực, sở trường cũng như nguyện vọng của bản thân.

Chọn ngành nghề không đúng gây ra nhiều hệ lụy. Trước hết là sẽ lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc của chính HS và gia đình. Sau đó là không giúp HS có thể phát huy năng lực ở lĩnh vực đáng ra là thế mạnh.

Con số nhiều sinh viên bị đình chỉ học tập, bỏ học tăng cao thời gian vừa qua là một góc phản ánh cho việc thiếu định hướng chọn ngành vào ĐH. Do không học ngành phù hợp nên nhiều sinh viên hoặc không theo kịp do năng lực không đáp ứng, hoặc chán nản bỏ cuộc.

Chúng tôi cũng đã từng chứng kiến nhiều câu chuyện đầy tiếc nuối khi phụ huynh chạy ngược xuôi tìm cách liên lạc với con, là sinh viên những năm cuối ĐH, nhưng bất thành. Sau cùng mới vỡ lẽ vì không theo được ngành học, có cố cũng không nổi, sinh viên đành bỏ học, sợ ba mẹ buồn nên cắt mọi liên lạc.

Cũng có trường hợp sinh viên học ngành theo mong muốn của người thân, ráng học đến ngày tốt nghiệp. Nhận bằng xong, trao bằng cho ba mẹ và xin phép được học lại ngành đúng với nguyện vọng, sở trường…

Mong muốn HS được tư vấn, hiểu biết về ngành nghề, lựa chọn ngành học phù hợp với nghề nghiệp tương lai sớm hơn giờ đây phần nào trở thành hiện thực khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.

Mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 là phân hóa mạnh mẽ từ cấp THPT. Nghĩa là ngay khi bước vào cấp học này, bên cạnh các môn bắt buộc và hoạt động giáo dục, HS sẽ lựa chọn các tổ hợp môn tự chọn theo định hướng nghề nghiệp của mình.

3 năm qua thực hiện Chương trình GDPT mới ở cấp THPT có nhiều bỡ ngỡ, lúng túng từ phía nhà trường, phụ huynh lẫn HS trong việc chọn tổ hợp môn tự chọn, nay đã dần thích ứng và tìm hướng đi để đạt hiệu quả tốt nhất. Giờ đây, cả nhà trường, phụ huynh và HS đều nhận thức được rằng cần tìm hiểu ngành nghề ở các trường ĐH, tổ hợp môn tự chọn ở trường THPT… ngay từ khi HS lớp 9 chuẩn bị thi lớp 10, chứ không đợi đến lớp 11, 12 vì như thế là quá trễ.

Đây là một tín hiệu tốt trong việc định hướng nghề nghiệp. Khi được tiếp cận tư vấn sớm sẽ giúp HS có thời gian điều chỉnh, hạn chế những lựa chọn sai lầm.

Tìm hiểu ngành học ĐH từ lớp 9, mặt nào đó hy vọng sẽ kéo theo phân luồng giáo dục hiệu quả hơn sau THCS mà bao lâu nay chưa thực hiện được như mục tiêu đề ra.

Khi học và làm công việc phù hợp với năng lực, hiệu quả sẽ cao hơn; có cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vốn là điểm yếu của VN trước nay. Theo cách này, giáo dục VN dần đang đi cùng hướng với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Theo Nhiên An (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyến thăm lịch sử

Chuyến thăm lịch sử

Quan hệ Việt Nam - Cuba do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro đặt nền móng, là mối tình hữu nghị đặc biệt, thủy chung, trong sáng, hiếm có, “là một biểu tượng thời đại” trong quan hệ quốc tế.
Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

"Như câu chuyện thành công của quan hệ Việt-Mỹ, thế giới sẽ biến những điều không thể thành có thể, tiếp tục dựng xây một nền văn minh vững bền, tiến bộ cho toàn nhân loại". Đó là điều mà TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại học Columbia (New York, Mỹ) vào ngày 23.9.
Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Bản lĩnh người đứng đầu

Bản lĩnh người đứng đầu

Câu chuyện anh Ma Seo Chứ, trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, cứu được 115 người trong thôn thoát khỏi vụ sạt núi được nhắc đến rất nhiều trong những ngày qua.