Cảnh giác với thông tin quảng cáo về dịch vụ y tế trên mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lợi dụng tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, một số cơ sở khám-chữa bệnh đã sử dụng các chiêu trò để trục lợi từ người bệnh.

Mới đây, cơ sở PK ĐHY TP. Hồ Chí Minh (địa chỉ 75 Nguyễn Tất Thành, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) đã bị cơ quan chức năng kiểm tra, lập biên bản vi phạm và buộc ngừng hoạt động vì vi phạm các quy định về y tế. Điều khiến dư luận đặc biệt bức xúc khi người trực tiếp khám-chữa bệnh không có chút kiến thức liên quan đến chuyên môn y khoa.

Để lừa dối người bệnh, cơ sở này lên Facebook quảng cáo có bác sĩ chuyên môn giỏi từ TP. Hồ Chí Minh ra khám-chữa bệnh nên không ít người đã tin tưởng đóng tiền thực hiện theo phác đồ điều trị tại cơ sở này. Đây chính là biểu hiện của sự xem thường pháp luật và bất chấp sức khỏe, tính mạng của người khác để trục lợi.

canh-giac-voi-thong-tin-quang-cao-ve-dich-vu-y-te-tren-mang-bg-300.jpg
Cơ sở PK ĐHY TP. Hồ Chí Minh (địa chỉ 75 Nguyễn Tất Thành, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) là phòng khám chui, bác sĩ dỏm không bằng cấp. Sáng ngày 1-10, cơ sở này đã tháo gỡ biển hiệu. Ảnh: Như Nguyện

Trước đó, một đơn vị có tên “Viện Nghiên cứu ứng dụng khúc xạ mắt quốc gia-Văn phòng tại Gia Lai” (địa chỉ 52 Nguyễn Tất Thành, TP. Pleiku) cũng đột nhiên “bốc hơi” sau khi bị phản ánh núp bóng khám mắt miễn phí cho người cao tuổi để bán thực phẩm chức năng. Cụ thể, nhân dịp khai trương, đơn vị này đã tới các phường để vận động người cao tuổi đến khám mắt miễn phí và tặng phần quà trị giá 350 ngàn đồng.

Theo một số người cao tuổi, sau khi khám qua loa, họ được đơn vị này giới thiệu các sản phẩm chức năng hỗ trợ tăng cường thị lực. Nhiều người đã bị thuyết phục mua sản phẩm với giá 2,2-2,8 triệu đồng, nếu không mua sẽ bị đòi lại quà.

Đáng chú ý, trong số các loại thực phẩm chức năng được giới thiệu thì chỉ có viên bổ mắt Eve Omega Platinum là có liên quan hỗ trợ thị lực.

Ngay sau khi bị vạch trần trên báo chí, cơ sở này đã gỡ biển hiệu, đóng cửa ngừng hoạt động. Phòng Tài chính-Kế hoạch TP. Pleiku cũng nhận được hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh Viện Nghiên cứu ứng dụng khúc xạ mắt quốc gia-Văn phòng tại Gia Lai.

Giữa lúc các cơ sở mập mờ “đánh lận con đen” để hoạt động thì người dân vẫn phải gánh chịu thiệt hại không chỉ về tài sản mà cả sức khỏe, sinh mạng của mình. Không phải lần đầu tiên, các cơ sở khám-chữa bệnh, cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp dởm ở Gia Lai bị phanh phui. Sự hào nhoáng và những lời giới thiệu, quảng cáo hấp dẫn đã khiến nhiều người mất đi sự tỉnh táo để rồi phải “tiền mất, tật mang”.

Mặc dù đã có rất nhiều trường hợp bị phát hiện và xử phạt, song vì lợi nhuận, các đối tượng vẫn cố tình vi phạm quy định, sử dụng chiêu trò mập mờ để kinh doanh kiếm lời bất chấp sức khỏe, sinh mạng của người khác. Và vì hoạt động không đúng mục đích, không đúng phạm vi ngành nghề đăng ký, hoạt động không có giấy phép đã khiến công tác quản lý nhà nước về y tế đối với các cơ sở hành nghề ngoài công lập và dịch vụ thẩm mỹ gặp không ít khó khăn.

Chưa kể, cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về hành nghề y dược tư nhân còn thiếu, nhất là đội ngũ thực hiện kiểm tra, giám sát ở tuyến cơ sở. Vì vậy, phần đa chỉ đến khi có nạn nhân lên tiếng, phản ánh, những cơ sở này mới bị vạch trần.

Theo dự báo, tình trạng các cơ sở chăm sóc sức khỏe, dịch vụ thẩm mỹ không đảm bảo điều kiện hoạt động sẽ còn tiếp diễn dưới nhiều hình thức tinh vi hơn.

Do đó, cùng với việc nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động, kiên quyết xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm thì người dân cũng cần phải tỉnh táo để “chọn mặt gửi vàng”.

Theo đó, ưu tiên lựa chọn các cơ sở khám-chữa bệnh uy tín, có giấy phép hành nghề, kinh doanh hợp pháp, minh bạch, rõ ràng. Người dân cũng không nên tin tưởng tuyệt đối vào những lời quảng cáo, giới thiệu về dịch vụ khám-chữa bệnh, hiệu quả điều trị bệnh hay các chương trình khuyến mãi trên mạng xã hội mà cần kiểm chứng, đối chiếu với các nguồn thông tin chính thống.

Đặc biệt, phải báo cáo ngay với cơ quan chức năng khi phát hiện các hành vi vi phạm quy định trong hoạt động khám-chữa bệnh nhằm bảo vệ quyền lợi cũng như sức khỏe cho chính mình và cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.