Nét chữ, nết người

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Trong thời đại chuyển đổi số khi chỉ cần vài thao tác là có thể tạo ra văn bản thì nét chữ viết tay của Phạm Nguyễn Hoàng Vy (24 tuổi) có sức lay động đặc biệt.

Vy không xem viết chữ như đam mê mà là thói quen. Thời thơ ấu, cô cũng như nhiều bạn bè đồng trang lứa được thầy cô uốn nắn, rèn chữ bằng bút máy, thi "Vở sạch chữ đẹp". Những hàng chữ đều tăm tắp, nét thanh nét đậm sớm hình thành. Năm lớp 9, Vy đoạt giải nhì cuộc thi "Văn hay chữ tốt" khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Lớn hơn một chút, nhận ra chữ viết là một phần bản sắc cá nhân, Vy ý thức điều chỉnh kiểu viết riêng, có chấm phá đặc trưng.

Vy thích viết thư tay cho những ai cô trân quý vì tin rằng người nhận sẽ hiểu tâm ý người viết
Vy thích viết thư tay cho những ai cô trân quý vì tin rằng người nhận sẽ hiểu tâm ý người viết

Ngón trỏ tay phải của cô Vy có vết chai lớn do việc cầm bút máy lâu ngày. Vết chai ấy khiến bàn tay cô "xấu đi" một chút song Vy vẫn vui bởi nó nhắc nhớ tháng ngày luyện chữ, rèn văn. Những dòng chữ viết tay thường mất nhiều thời gian hơn so với khi đánh máy nên với Vy có ý nghĩa hết sức đặc biệt.

Tốt nghiệp Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM, hiện Vy làm việc tại Đường sách TP Thủ Đức (TP HCM). Cô cùng đội ngũ tổ chức nhiều sự kiện hấp dẫn để vun bồi tình yêu sách, xây dựng điểm hẹn tri thức lý tưởng cho người dân. Vy từng viết tay hàng trăm tấm thiệp đính kèm quà tặng cho học sinh tham gia chương trình "Mừng sinh nhật cùng sách".

Hoàng Vy chịu khó cùng đồng nghiệp tạo trò chơi thú vị, lồng ghép hoạt động trải nghiệm để bạn trẻ tiếp thu những nội dung sự kiện liên quan đến văn hóa đọc một cách nhẹ nhàng, tận hưởng nhất có thể.
Hoàng Vy chịu khó cùng đồng nghiệp tạo trò chơi thú vị, lồng ghép hoạt động trải nghiệm để bạn trẻ tiếp thu những nội dung sự kiện liên quan đến văn hóa đọc một cách nhẹ nhàng, tận hưởng nhất có thể.

Vy rất biết cách tạo thiện cảm cho mọi người nhờ tinh thần lạc quan và khao khát cống hiến cho xã hội. Cô miệt mài theo đuổi các dự án tình nguyện, dành cả tháng hè dạy học cho học sinh người H'Mông tại Đắk Nông và đồng hành cho đến khi các em tốt nghiệp THPT. Công tác xã hội đưa Vy đến những vùng đất khác nhau, giao lưu với văn hóa nhiều dân tộc. Thông qua quá trình dạy học cho bạn nhỏ vùng cao, Vy giúp các em hiểu thêm về văn chương và thế giới muôn màu, góp phần lan tỏa văn hóa đọc.

Với Vy, rèn chữ viết mỗi ngày là cách cô rèn luyện sự kiên nhẫn và thư giãn, bởi viết chữ không thể vội vàng mà phải tỉ mẩn, trau chuốt. Điều này cũng giúp Vy làm chủ cảm xúc tốt hơn và nuôi dưỡng động lực sống có ích.

Theo Bài và ảnh: Hạ Vy (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.