Ứng xử với công trình kiến trúc có giá trị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Nam
Chỉ sau vài ngày dư luận xã hội và báo chí lên tiếng bày tỏ băn khoăn về khả năng căn biệt thự 100 năm tuổi có kiến trúc tuyệt đẹp nằm ở Bửu Long (TP.Biên Hòa) phải đập bỏ gần như toàn bộ.

Vì vướng quy hoạch làm tuyến đường ven sông, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã nhanh chóng đưa ra quyết định giữ lại để bảo tồn.

Căn biệt thự được người dân TP.Biên Hòa hay gọi bằng tên "nhà lầu ông Phủ" hay biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh. Công trình được khởi công xây dựng năm 1920, hoàn thành năm 1924, năm nay đúng 100 năm tuổi. Dù chưa được xếp hạng di tích (năm 2016, UBND tỉnh Đồng Nai có quyết định bổ sung "nhà lầu ông Phủ" vào danh mục xếp hạng di tích - danh thắng giai đoạn 2011 - 2020, nhưng người trực tiếp quản lý căn nhà không đồng ý), nhưng theo các cơ quan quản lý cũng như nhiều nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử đều nhận định đây là công trình gắn liền với lịch sử phát triển Biên Hòa và cần được giữ lại.

Ngày 26.9, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đi đến quyết định giữ lại công trình biệt thự "nhà lầu ông Phủ" để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, kiến trúc. Có thể nói lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã hết sức lắng nghe ý kiến của dư luận và báo chí, qua đó đã ứng xử nhanh và kịp thời về công trình kiến trúc văn hóa này. Đây là việc làm rất đáng hoan nghênh.

Trước đó, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai Thái Bảo cũng có công văn gửi Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, Thường trực Thành ủy Biên Hòa đề nghị nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa công trình "nhà lầu ông Phủ" thuộc dự án đường ven sông Đồng Nai. Ngoài ra, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Nai Lê Thị Ngọc Loan có văn bản đề xuất Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng có giải pháp gìn giữ, bảo tồn công trình hiện hữu vì những giá trị văn hóa của ngôi biệt thự...

Trong văn bản đề xuất Tỉnh ủy Đồng Nai giữ lại công trình để bảo tồn, Sở VH-TT-DL đánh giá biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh có kiến trúc biệt thự Pháp vào những năm đầu thế kỷ 20, có giá trị về mặt kiến trúc - nghệ thuật, đã gắn liền với lịch sử phát triển, cảnh quan và kiến trúc đô thị của Biên Hòa trong 100 năm qua. Theo điểm đ, khoản 1 điều 28 luật Di sản văn hóa, ngôi biệt thự có đủ điều kiện (công trình kiến trúc có giá trị) để xếp hạng di tích.

Đồng Nai đang trên con đường tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn quan tâm đến các giá trị lịch sử, văn hóa và lợi ích công cộng để đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của người dân. Có thể nói, dự án tuyến đường ven sông Đồng Nai (dài hơn 5 km) và quyết định giữ lại biệt thự cổ "nhà lầu ông Phủ" là ví dụ điển hình.

Cân nhắc, ứng xử thận trọng với công trình kiến trúc đẹp như "nhà lầu ông Phủ" mà không hề bảo thủ vì quy hoạch làm đường ven sông đã phê duyệt trước đó, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thực sự tôn vinh các giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa; đồng thời cũng làm tăng thêm giá trị cho con đường ven sông hơn 1.000 tỉ đang triển khai. Nói như tiến sĩ khoa học - kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn (khi tham gia đóng góp ý kiến cho TP.Biên Hòa, có thể "nắn" lại tuyến đường ra phía sông Đồng Nai), những công trình hạ tầng mới, như tuyến đường ven sông sẽ đi ngang những di sản ở Biên Hòa. Lúc đó, những công trình với bản sắc cổ cộng thêm công trình mới với bản sắc mới dần dần sẽ tạo thành cảnh quan du lịch di sản hấp dẫn cho du khách và mở ra tiềm năng về phát triển đô thị sông nước cho TP.Biên Hòa...

Theo Hoàng Tuấn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Đứng lên sau thảm họa Yagi

Đứng lên sau thảm họa Yagi

(GLO)- Phải quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc để nhanh chóng ổn định đời sống người dân; đồng thời triển khai khẩn trương, đồng bộ các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của năm 2024.

Từ thiện minh bạch

Từ thiện minh bạch

Việc Ủy ban T.Ư MTTQ VN công bố sao kê cụ thể số tiền người dân và các nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào bị bão lụt đã thực sự tạo ra một 'cơn bão' trên mạng xã hội.