Cùng trẻ mồ côi sau bão viết tiếp ước mơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mới hơn 3 tuổi, Sùng Quang Vinh, ở thôn Hấu Dào, xã Bản Phố, H.Bắc Hà (Lào Cai) đã mất cả cha mẹ và chị gái trong vụ sạt lở đất ngày 9.9.

Sau khi 3 người thân qua đời, điểm tựa duy nhất của Vinh là ông bà nội, nhưng ông bà đau yếu, bệnh tật, hoàn cảnh cũng rất khó khăn. Tương lai của cậu bé mồ côi trở nên mờ mịt.

Gần 1 tháng kể từ khi cơn bão Yagi (bão số 3) càn quét, nhiều gia đình ở các thôn Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng… vẫn chưa thể gượng dậy. Những ngôi làng bình yên giờ chỉ còn lại đau thương và ám ảnh. Sạt lở đất và lũ quét kinh hoàng khiến hàng trăm gia đình ly tán, còn gì xót xa hơn khi có hàng chục đứa trẻ rơi vào tình cảnh bơ vơ, lạc lõng giữa cõi đời. Nỗi đau mất cha, mẹ, anh, chị, em không thể bù đắp được.

883-nu4-19924-9995.jpg
Tại điểm trường chính, trẻ em thôn Làng Nủ luôn nhận được sự quan tâm của giáo viên, nhân viên nhà trường. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Chỉ riêng tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 3.10, có 50 trẻ em bị mồ côi, trong đó có 9 trẻ mồ côi cả cha và mẹ, 39 trẻ mồ côi cha hoặc mẹ và 2 trẻ chưa tìm thấy cha mẹ. Tại Cao Bằng có 23 trẻ mồ côi và tại Yên Bái cũng có 10 trẻ mồ côi sau bão số 3 đang cần được hỗ trợ, đỡ đầu.

Trước thiên tai, trẻ em luôn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, nhiều em tâm lý vẫn chưa ổn định, không tin vào sự thật rằng bố mẹ đã mất, các em vẫn mong ngóng người thân trở về. Và có cả những trường hợp cha mẹ mất tích, các em chưa được thụ hưởng chính sách dành cho trẻ mồ côi. Việc quan tâm, chăm lo, bảo vệ trẻ em mồ côi sau bão số 3 hơn lúc nào hết rất cần được quan tâm. Nếu không được hỗ trợ thích hợp và kịp thời, tương lai các em sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn.

Vì thế, bên cạnh xây dựng các chính sách hỗ trợ cho trẻ mồ côi do thiên tai, cần lắm sự chung tay của các nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân để cùng viết tiếp ước mơ cho những trẻ mồ côi sau cơn bão số 3.

Nối tiếp chương trình Cùng con đi tiếp cuộc đời đã triển khai từ năm 2021 - sau đại dịch Covid-19 tới nay, Báo Thanh Niên tiếp tục triển khai chương trình bảo trợ cho hơn 80 trẻ bị mồ côi do bão số 3 tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Tuyên Quang… để nối dài những vòng tay yêu thương tới các trẻ mồ côi. Trước mắt, báo sẽ bảo trợ cho các em trong vòng 5 năm mức tiền 2 triệu đồng/tháng/em, với tổng số tiền dự kiến hơn 9,3 tỉ đồng.

Không chỉ chuyển tải tới độc giả những tấm gương sống đẹp, những câu chuyện truyền cảm hứng, với "tinh thần tương thân, tương ái", hành động bằng cả trái tim yêu thương, chương trình Cùng con đi tiếp cuộc đời của Báo Thanh Niên sẽ là cầu nối, tiếp nhận những tấm lòng nhân ái của bạn đọc cả nước, giúp các trẻ em mồ côi có một điểm tựa hướng tới tương lai, để các em được phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm áp, tốt đẹp hơn. Qua đó, lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp đến cộng đồng.

Theo Thu Hằng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.