Phẫn nộ bao trùm Rafah

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp khẩn trong ngày 28-5 (giờ Mỹ) về vụ tấn công của Israel vào khu lều trại ở TP Rafah thuộc Dải Gaza.

Theo Reuters, trong ngày 28-5, quân đội Israel tiếp tục tấn công vào TP Rafah bằng các cuộc không kích và cả xe tăng. Khu vực Tel al-Sultan - nơi xảy ra vụ không kích thảm khốc đêm 27-5 khiến hàng chục người thiệt mạng - vẫn bị ném bom dữ dội. "Xe tăng bắn phá mọi nơi ở Tel al-Sultan. Nhiều gia đình phải bỏ nhà cửa trong đêm" - một cư dân kể với Reuters. Hơn 100 xe tải viện trợ đã đến được Dải Gaza vào sáng cùng ngày sau khi có thỏa thuận định tuyến lại hàng viện trợ qua cửa khẩu Kerem Shalom giữa Israel và Gaza, song chưa thể phân phát do xung đột vẫn căng thẳng.

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Antonio Guterres lên án ngay sau vụ tấn công đêm 27-5: "Không có nơi nào an toàn ở Gaza. Nỗi kinh hoàng này phải chấm dứt". Phó Tổng Thư ký phụ trách các vấn đề nhân đạo và điều phối viên cứu trợ khẩn cấp LHQ Martin Griffiths lên án phản ứng của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về vụ việc. Trước đó, trang UN News dẫn lời Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết cuộc tấn công nhắm vào các quan chức cấp cao của Hamas và họ "đã biết về các báo cáo dân thường bị tổn hại trong các vụ hỏa hoạn sau đó". Dù Israel nói "sẽ xem xét lại" nhưng Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Türk khẳng định đây là kết quả mà IDF hoàn toàn có thể dự đoán được.

Người dân Palestine tìm kiếm thực phẩm từ đống tro tàn tại khu lều trại tạm cư ở Rafah sau vụ không kích đêm 27-5 của Israel. Ảnh: REUTERS

Người dân Palestine tìm kiếm thực phẩm từ đống tro tàn tại khu lều trại tạm cư ở Rafah sau vụ không kích đêm 27-5 của Israel. Ảnh: REUTERS

Hàng loạt quốc gia lên án cuộc tấn công như Canada, Ả Rập Saudi, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất…, đồng thời yêu cầu điều tra vụ việc đêm 27-5 ở Rafah như tuyên bố của điều phối viên đặc biệt của LHQ về tiến trình hòa bình Trung Đông Tor Wennesland và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh David Cameron. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức Annalena Baerbock cùng yêu cầu Israel phải thực thi phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) - tức ngừng chiến dịch ở Rafah. Ngày 28-5, các bộ trưởng ngoại giao EU tại Brussels - Bỉ đã lần đầu tiên "có cuộc thảo luận quan trọng" về việc trừng phạt Israel nếu nước này không tuân thủ phán quyết của ICJ.

Riêng Mỹ, người phát ngôn của Hội đồng An ninh quốc gia cho rằng Israel phải bảo vệ dân thường nhiều hơn nhưng không kêu gọi ngừng chiến dịch ở Rafah. Trái lại, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan gọi vụ việc là "cuộc thảm sát" và cho biết nước ông sẽ làm mọi thứ trong khả năng để buộc các quan chức Israel phải chịu trách nhiệm.

Trong lúc này, cư dân địa phương nói xe tăng Israel đang tập trung trên và quanh đồi Zurub nhìn xuống phía Tây Rafah. Số xe tăng này áp sát Rafah từ một vị trí gần biên giới Ai Cập. Tình hình thêm hỗn loạn khi có thông tin về vụ đọ súng giữa binh sĩ Israel và Ai Cập gần cửa khẩu Rafah với Gaza. Ngày 28-5, cả quân đội Israel và quân đội Ai Cập đều tuyên bố đang điều tra vụ việc khiến 1 binh sĩ Ai Cập thiệt mạng này.

Sức ép càng đè nặng lên Israel khi 3 quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha, Ireland và Na Uy chính thức công nhận nhà nước Palestine độc lập ngày 28-5. Hiện đã có 140/193 quốc gia thành viên của LHQ công nhận tư cách nhà nước của Palestine nhưng chỉ có một số quốc gia EU nằm trong số đó.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

(GLO)- Lâu nay, hoạt động tuyên truyền của Hàn Quốc và thả rác thải của Triều Tiên gây nên mâu thuẫn và căng thẳng giữa 2 nước. Tuy nhiên mới đây, đến lượt Triều Tiên tố Hàn Quốc sử dụng truyền đơn và đồ dùng mà Bình Nhưỡng gọi là rác rưởi sang lãnh thổ của mình với mục đích chống phá.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".