Gia Lai: Thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tối 22-4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP.Pleiku), Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai tổ chức hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày Mở đường Hồ Chí Minh-Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Lãnh đạo tỉnh Gia Lai tham dự đêm diễn của các đoàn. Ảnh: Hoàng Ngọc

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai tham dự đêm diễn của các đoàn. Ảnh: Hoàng Ngọc

Dự hội thi có ông Nguyễn Quốc Huy-Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch. Về phía tỉnh Gia Lai có các đồng chí: Trương Hải Long-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh; 150 ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ đến từ 5 đội tuyên truyền lưu động của các tỉnh: An Giang, Gia Lai, Khánh Hòa, Tây Ninh, Thái Nguyên.

Với chủ đề “Đường Hồ Chí Minh-Con đường huyền thoại”, các tiết mục nghệ thuật của 5 đoàn được dàn dựng 3 phần: “Bước chân trên dãy Trường Sơn”, “Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn và “Trường Sơn-Con đường huyền thoại”.

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai tặng hoa, quà lưu niệm cho các đội tham gia hội thi. Ảnh: Hoàng Ngọc
Lãnh đạo tỉnh Gia Lai tặng hoa, quà lưu niệm cho các đội tham gia hội thi. Ảnh: Hoàng Ngọc

Xuyên suốt chương trình là những giai điệu vừa hào hùng, vừa sâu lắng như: liên khúc “Khúc khải hoàn-Tổ quốc trong tim”, múa “Theo dòng huyền thoại”, đơn ca cổ “Quyển nhật ký Trường Sơn”; tốp ca “Cô gái mở đường”; hòa tấu “Ngẫu hứng Trường Sơn”; đơn ca “Ở rừng nhớ anh”; độc tấu đàn đá “Đường tôi đi dài theo đất nước”; liên khúc “Tiếng hát trên đường quê hương-Đường Trường Sơn xe anh qua-Chiếc gậy Trường Sơn”…

Ngoài ra, chương trình thi diễn còn có những tiết mục mang âm hưởng dân gian như: hát đồng dao dân tộc Mông; múa “Lung linh sắc chàm” (dân tộc Tày); tốp ca nam “Chếnh choáng chợ xuân”…

Tiết mục khai từ "Rừng hát" của đội tuyên truyền lưu động tỉnh Gia Lai chào mừng hội thi. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tiết mục khai từ "Rừng hát" của đội tuyên truyền lưu động tỉnh Gia Lai chào mừng hội thi. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phát biểu tại hội thi, ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch chia sẻ: Chiến tranh đã qua đi, nhưng đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh mãi mãi đi vào lịch sử Việt Nam như một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là một kỳ tích của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Trong 16 năm, kể từ khi Đảng ta quyết định thành lập Đoàn 559 “mở một con đường đặc biệt” vào ngày 19-5-1959 đến ngày đất nước thống nhất 30-4-1975, đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử là cầu nối giữa hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam; vừa là căn cứ hậu cần, vừa là tuyến vận tải quân sự quan trọng, trực tiếp bảo đảm cho toàn bộ chiến trường Nam Đông Dương.

Tiết mục "Cô gái mở đường" của đoàn Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tiết mục "Cô gái mở đường" của đoàn Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trong chiến tranh, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, lực lượng thanh niên xung phong, dân công, Nhân dân các địa phương đã sát cánh, anh dũng, kiên cường với một ý chí “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Cũng trên con đường huyền thoại này, hàng vạn người con ưu tú của đất nước đã vĩnh viễn nằm lại. Với ý nghĩa đó, đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013.

Trên địa bàn Gia Lai, đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh thuộc xã Ia Dom (huyện Đức Cơ) cách TP. Pleiku 75 km về hướng Tây, nơi có cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh nối Việt Nam với Campuchia.

Múa "Theo dòng huyền thoại" của đoàn Khánh Hòa. Ảnh: Hoàng Ngọc

Múa "Theo dòng huyền thoại" của đoàn Khánh Hòa. Ảnh: Hoàng Ngọc

“Gần 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, hội thi là dịp để chúng ta cùng hiểu sâu thêm về truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, đất nước; chủ nghĩa anh hùng, ý chí tự lực, tự cường và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các đơn vị gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về biểu diễn phục vụ cơ sở; là dịp để người dân các địa phương được thưởng thức nhiều tiết mục nghệ thuật hấp dẫn, mang đặc trưng văn hoá vùng miền...”-ông Trần Ngọc Nhung nhấn mạnh.

Tiết mục hát đồng dao dân tộc Mông của đoàn Thái Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tiết mục hát đồng dao dân tộc Mông của đoàn Thái Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Hội thi Tuyên truyền lưu động diễn ra từ ngày 19 đến 27-4, thu hút sự tham gia của 23 đội tuyên truyền lưu động thuộc các tỉnh, thành phố trên cả nước. Các đội thi lưu diễn phục vụ người dân dọc theo tuyến đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh tại 31 điểm diễn thuộc 12 tỉnh, thành phố gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước và Bình Dương.

Các tiết mục tại hội thi đều mang đậm dấu ấn văn hóa, nghệ thuật của các tỉnh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các tiết mục tại hội thi đều mang đậm dấu ấn văn hóa, nghệ thuật của các tỉnh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tại Gia Lai, ngoài đêm diễn tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, 5 đội tuyên truyền lưu động của các tỉnh, thành phố: Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Trà Vinh sẽ biểu diễn phục vụ người dân tại Quảng trường 24-6 (huyện Đak Pơ) vào tối 23-4.

Có thể bạn quan tâm

Mưa trên mái lá

Mưa trên mái lá

Mấy trận mưa đầu mùa sấm chớp đì đùng, rồi đến những ngày mưa dầm mưa dề, tía má bắt đầu tính chuyện cấy hái. Nhà nông sống với ruộng vườn, mùa mưa bắt đầu đủ thứ công chuyện trong nhà, ngoài đồng, từ đám mạ non đến ngày lúa chín vàng đồng là bao nhiêu ngày đủ mưa đủ nắng, đủ công người chăm chút.
Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

(GLO)- Người thì gọi ông là “sói phóng sự”, người phong “vua phóng sự”, đều để nói ông là một nhà báo tầm cỡ của làng báo Việt. Từng là nhà báo trực tiếp viết báo, là Tổng Biên tập Tạp chí Nghề báo, là thầy dạy báo chí cho mấy trường đại học... nhưng khi về hưu, ông lại chăm chỉ làm thơ và vẽ.

Ngôi nhà trên đồi cao

Ngôi nhà trên đồi cao

(GLO)- Ngày bé, tôi sống cùng bố trong một căn nhà gỗ nằm trên đồi cao ở gần khu rừng Đak Krong, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Khi đó, bố tôi là nhân viên lâm nghiệp. Chỉ khi đến Tết, bố mới về với gia đình. Vì vậy, cứ vào dịp nghỉ hè là tôi lại được vào thăm bố và ở trong ngôi nhà đó cho hết mùa hè.

Bên ghè rượu cần

Lòng hiếu khách của người Tây Nguyên xưa

(GLO)- Làng của người Tây Nguyên xưa thường quần cư, cố kết theo từng lãnh địa khu biệt và ở thế cô lập, khép kín. Khoảng cách giữa làng này và làng kia khá xa, có khi cách nhau hàng chục cây số. Thế nhưng, với lòng hiếu khách, giữa các làng luôn có sự thân thiết, giao hảo.

Ngọt ngào lời ru

Ngọt ngào lời ru

(GLO)- Tiếng võng kẽo kẹt đều đều cùng với những lời hát ru êm ái, ngọt ngào khi thì của mẹ, của bà, lúc thì của chị dần đưa bé vào giấc ngủ êm đềm. Hình ảnh ấy thật đẹp, ăn sâu vào trong tâm trí trẻ thơ và trở thành một phần ký ức của mỗi người.
Khu vườn nhà ngoại

Khu vườn nhà ngoại

(GLO)- Một lần, tôi đưa con đến nhà bạn chơi, 2 đứa con tôi như bị thôi miên với khoảng vườn rộng 200 m2 có khá nhiều loại cây trái. Nhìn các con, tôi lại nhớ tới vườn cây của ngoại với biết bao kỷ niệm.
Củi ngo

Củi ngo

Gần đây, có bạn viết trẻ bất ngờ hỏi tôi: Người Bahnar gọi cây thông là “ngol” hay “hngo”? Tôi cười trả lời đại ý: Cả người Bahnar và người Jrai đều gọi cây thông, gỗ thông là “ngo”.
Hiện nay, nhiều người dân ở Quảng Nam trồng cây duối ngay cạnh cổng nhà

“Cây duối là cây duối ơi”

(GLO)- Theo lời của người già trong xóm thì loài duối cũng có cây đực, cây cái nhưng rất khó phân biệt. Chỉ đợi đến khi cây nào trưởng thành mà đơm hoa kết trái thì mới biết đó là cây cái.