Pleiku: 30 học viên hoàn thành khóa học “Trình diễn cồng chiêng 2023”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tối 27-12, tại nhà rông làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), UBND TP. Pleiku phối hợp với Trường Cao đẳng Gia Lai tổ chức lễ bế giảng và cấp chứng chỉ tốt nghiệp cho 30 học viên là thanh-thiếu niên của làng tham gia lớp học trình diễn cồng chiêng năm 2023.

Lớp học trình diễn cồng chiêng bắt đầu từ ngày 3-11. Qua gần 2 tháng, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các giáo viên Trường Cao đẳng Gia Lai, các học viên đã có thể sử dụng, diễn tấu khá tốt nhiều bài chiêng với nhiều giai điệu khác nhau. Đồng thời, hiểu biết thêm kiến thức cơ bản về cồng chiêng và các kỹ thuật đánh chiêng, chỉnh chiêng, khả năng diễn tấu tập thể, nâng cao kỹ năng nghe và hòa tấu.

Các học viên của lớp học biểu diễn cồng chiêng và múa xoang trong chương trình bế giảng lớp học. Ảnh: Bá Bính

Các học viên của lớp học biểu diễn cồng chiêng và múa xoang trong chương trình bế giảng lớp học. Ảnh: Bá Bính

Từ đó, giúp học viên nắm bắt được những kỹ thuật diễn tấu, kỹ thuật hòa âm, kỹ thuật phân định bè và cách sắp xếp trình tự ra vào của hòa tấu cồng chiêng. Thông qua đó, các học viên có thể sử dụng thuần thục cồng chiêng trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, các ngày hội văn hóa của địa phương và của tỉnh.

Lớp truyền dạy cồng chiêng là hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm góp phần xây dựng thêm đội cồng chiêng cho làng nói riêng và TP. Pleiku nói chung, làm nền tảng để nhân rộng và gìn giữ vốn văn hóa truyền thống của dân tộc; giúp thế hệ trẻ tiếp tục kế thừa, nâng cao nhận thức quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Tại lễ bế giảng, 30 học viên đều được cấp chứng chỉ đã hoàn thành khóa học “Trình diễn cồng chiêng 2023” và đã cùng nhau trình diễn nhiều bài cồng chiêng kết hợp với múa xoang.

Có thể bạn quan tâm

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

(GLO)- Rời làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), ông Vũ Văn Chiến mang theo nghề nặn tò he của quê cha đất tổ vào thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) lập nghiệp. Hơn 30 năm qua, ông vẫn tận tụy đưa tò he đến với nhiều người trên vùng đất Tây Sơn Thượng đạo.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

40 năm qua, bà Huỳnh Thị Tỉnh (tổ 2, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa) vẫn sử dụng lò tráng mì Quảng thủ công giúp sợi mì dai, thơm ngon. Ảnh: V.C

Giữ hương vị mì Quảng truyền thống trên quê hương thứ 2

(GLO)- Với 40 năm gắn bó với nghề làm mì Quảng, gia đình bà Huỳnh Thị Tỉnh (tổ 2, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) vẫn sử dụng lò tráng mì thủ công. Với bà, đây là cách gìn giữ nét văn hóa truyền thống từ ông bà để lại, đảm bảo sợi mì dai, thơm ngon và lưu được hương thơm lúa mới.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

Hội thảo “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực”

(GLO)- Sáng 28-3, tại huyện Phú Thiện, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Vua Lửa-huyền thoại và hiện thực", giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích Plei Ơi.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.