Năm 2024, Gia Lai đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho 395 cán bộ, công chức, viên chức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 1063-QĐ/TU phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh năm 2024.

Theo đó, năm 2024, tỉnh đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho 395 chỉ tiêu (trong đó, từ năm 2023 chuyển sang 249 chỉ tiêu, đào tạo mới trong năm 2024 là 146 chỉ tiêu), gồm: Hệ tập trung 179 chỉ tiêu (đào tạo từ năm 2023 chuyển sang 113 chỉ tiêu, đào tạo mới năm 2024 là 66 chỉ tiêu); hệ không tập trung 216 chỉ tiêu (đào tạo từ năm 2023 chuyển sang 136 chỉ tiêu, đào tạo mới năm 2024 tối thiểu là 80 chỉ tiêu theo nguyên tắc 1:1,2 tập trung/không tập trung).

Hoàn chỉnh kiến thức cao cấp lý luận chính trị 7 chỉ tiêu (trong đó, đào tạo từ năm 2023 chuyển sang 5 chỉ tiêu, đào tạo mới trong năm 2024 là 2 chỉ tiêu).

PGS.TS Lê Văn Đính (thứ 6 từ trái qua)-Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III trao bằng tốt nghiệp cho các học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị K21 tại Trường Chính trị tỉnh Gia Lai. Ảnh: Anh Huy

PGS.TS Lê Văn Đính (thứ 6 từ trái qua)-Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III trao bằng tốt nghiệp cho các học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị K21 tại Trường Chính trị tỉnh Gia Lai. Ảnh: Anh Huy

Đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho 1.782 chỉ tiêu (trong đó, từ năm 2023 chuyển sang 880 chỉ tiêu, đào tạo mới trong năm 2024 là 902 chỉ tiêu), gồm: Hệ tập trung 964 chỉ tiêu (đào tạo từ năm 2023 chuyển sang 482 chỉ tiêu, đào tạo mới năm 2024 là 482 chỉ tiêu); hệ không tập trung 818 chỉ tiêu (đào tạo từ năm 2023 chuyển sang 398 chỉ tiêu, đào tạo mới năm 2024 là 420 chỉ tiêu).

Tiếp tục đào tạo thạc sĩ ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước khóa học 2022 - 2024 (mở từ năm 2022 chuyển tiếp từ năm 2023 sang năm 2024) cho 48 cán bộ và quy hoạch cấp trưởng, phó các cơ quan, ban, ngành, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, đơn vị sự nghiệp thuộc Tỉnh ủy, chính quyền tỉnh và các phòng ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc dưới 40 tuổi.

Cùng với đó, trong năm 2024, tỉnh tổ chức bồi dưỡng cho 4.055 chỉ tiêu. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được bố trí từ nguồn ngân sách của Trung ương, ngân sách tỉnh, kinh phí của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức và cá nhân cán bộ, công chức, viên chức thực hiện. Trong đó, kinh phí thuộc ngân sách tỉnh dự kiến khoảng 5.642.345.000 đồng

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là cấp trưởng, cấp phó và dự nguồn cấp trưởng, cấp phó các phòng, ban, ngành, đoàn thể chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp cấp huyện (tương đương) trở lên và cán bộ chuyên trách cấp xã; công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị, địa phương trong hệ thống chính trị của tỉnh (gồm cả công chức cấp xã).

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng về trình độ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước; kỹ năng lãnh đạo, quản lý điều hành; những vấn đề về thực tiễn công tác liên quan đến nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với chức danh, vị trí việc làm và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Học và làm theo Bác mỗi ngày

Học và làm theo Bác mỗi ngày

(GLO)- Qua 3 năm triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.