Hơn 1.061,8 tỷ đồng thực hiện các chương trình MTQG, KCH hạ tầng giao thông và kênh mương năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 3056/SKHĐT-QLN về thông báo dự kiến kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), kiên cố hóa (KCH) hạ tầng giao thông và kênh mương.

Theo đó, dự kiến tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 thực hiện các chương trình MTQG, KCH hạ tầng giao thông và kênh mương là 1.061,827 tỷ đồng.

Cụ thể, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, dự kiến kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 là 470,517 tỷ đồng; trong đó: ngân sách trung ương là 410,517 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là 60 tỷ đồng. Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, dự kiến kế hoạch vốn là 91,328 tỷ đồng; trong đó, ngân sách trung ương là 79,328 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là 12 tỷ đồng. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, dự kiến kế hoạch vốn là 409,982 tỷ đồng; trong đó, ngân sách trung ương là 327,982 tỷ đồng (vốn trong nước là 291,715 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 36,267 tỷ đồng), ngân sách tỉnh là 82 tỷ đồng. Chương trình KCH hạ tầng giao thông và kênh mương, dự kiến kế hoạch vốn là 90 tỷ đồng.

Xã Ia Ma Rơn (huyện Ia Pa) kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Ảnh: Trần Đức

Xã Ia Ma Rơn (huyện Ia Pa) kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Ảnh: Trần Đức

Căn cứ nguyên tắc phân bổ và dự kiến kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước 2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các chủ đầu tư, chủ dự án/tiểu dự án thành phần, UBND các huyện, thị xã, thành phố đề xuất nhu cầu vốn đầu tư phát triển thực hiện các dự án theo từng nhiệm vụ, nội dung hoạt động thuộc các chương trình MTQG theo thứ tự ưu tiên, bảo đảm phù hợp với từng chương trình, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung, không dàn trải, đem lại hiệu quả cao, có tác động và tạo sức lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cùng với đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương rà soát, đề xuất nhu cầu vốn đầu tư phát triển thực hiện các dự án thuộc Chương trình KCH hạ tầng giao thông và kênh mương (tại phụ lục kèm theo), hỗ trợ hợp tác xã, hỗ trợ huyện đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo nguyên tắc phân bổ và dự kiến kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 được nêu trên. Sở Y tế đề xuất kế hoạch năm 2024 sử dụng vốn nước ngoài thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn tỉnh Gia Lai.

Các cơ quan, địa phương gửi báo cáo đề xuất về các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Lao động-Thương binh và Xã hội và Ban Dân tộc tỉnh trước ngày 22-10-2023.Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện thủ tục phê duyệt dự án đầu tư khởi công mới năm 2024 để hoàn thành kế hoạch giao vốn đầu tư phát triển đảm bảo theo quy định Luật Đầu tư công trước ngày 30-11-2022. Ban Dân tộc, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG do cơ quan mình quản lý gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trước ngày 25-10-2023.

Có thể bạn quan tâm

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp hành trình khẳng định vị thế dẫn đầu

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Hành trình khẳng định vị thế dẫn đầu

(GLO)- Trải qua hơn 3 thập kỷ hình thành và phát triển, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong ngành cà phê Việt Nam, vươn lên trở thành biểu tượng của sự bền vững, chất lượng và uy tín. Những nỗ lực không ngừng đã đưa Vĩnh Hiệp chạm đến những cột mốc ấn tượng trong năm 2024.

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

Xuất khẩu cà phê vững “ngôi vương”

(GLO)- Năm 2024, cà phê tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai với sản lượng 210.000 tấn, kim ngạch đạt 620 triệu USD, tăng 26,53% so với năm trước và thị trường xuất khẩu được mở rộng ra 50 quốc gia.

Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Păh) tuần tra kiểm soát rừng. Ảnh: Lê Nam

Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng dịp Tết

(GLO)- Tết đến xuân về là dịp để mọi người người sum vầy, đoàn viên cùng người thân, gia đình. Song, với những người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng thì ngày Tết họ lại càng phải tăng cường hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Vườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai

E-magazineVườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai

(GLO)- Dù mới triển khai nhưng mô hình trồng nho hữu cơ kết hợp tham quan của anh Võ Hoàn Hảo (thôn Hưng Bình-Tân Hợp, xã Ia Yok, huyện Ia Grai) cho thấy nhiều triển vọng. Cuối năm 2024, nho đỏ không hạt Xgreen của anh được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đây cũng là vườn nho OCOP đầu tiên ở Gia Lai.

Tập đoàn Novaland thua lỗ kỷ lục

Tập đoàn Novaland thua lỗ kỷ lục

Năm 2024, Novaland lỗ kỷ lục hơn 6.412 tỷ đồng. Novaland cho biết, khoản lỗ trên phần lớn do trích lập dự phòng ở kỳ báo cáo bán niên theo quan điểm riêng của đơn vị kiểm toán liên quan đến tiền thuê, sử dụng đất phải nộp tính theo phương án giá đất năm 2017 của dự án Lakeview City.