Trải nghiệm sắc màu văn hóa Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tiếp nối thành công của “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” diễn ra tối thứ 7 hàng tuần tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tiếp tục tổ chức chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” vào sáng chủ nhật hàng tuần tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh.

Theo đó, số đầu tiên của chương trình sẽ diễn ra từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ sáng chủ nhật ngày 8-10 với sự tham gia của đoàn nghệ nhân Jrai huyện Ia Grai.

Đây là mô hình trải nghiệm, tìm hiểu văn hoá đặc trưng các dân tộc thiểu số. Ban tổ chức chuẩn bị cơ sở vật chất như sân khấu, khu vực trình diễn các hoạt động, mô hình nhà rông truyền thống; cây nêu; các vật dụng sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày, vui chơi giải trí của dân tộc Bahnar, Jrai (như chày-cối giã gạo, khung dệt, tượng gỗ, cà kheo, tên-nỏ, gùi, nồi đồng, nhạc cụ...); các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mông, Mường... (như cây nêu-quả còn, khung sạp, cà kheo, con quay, bập bênh, cây đu, khèn...).

Học sinh trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Ia Grai) tìm hiểu nghề dệt của người Bahnar tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh Hoàng Ngọc

Học sinh trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Ia Grai) tìm hiểu nghề dệt của người Bahnar tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh Hoàng Ngọc

Mỗi tuần chương trình sẽ mời một đoàn nghệ nhân tham gia trình diễn sắc màu văn hóa của dân tộc mình. Các nghệ nhân tái hiện không gian sinh hoạt hàng ngày như đan lát, dệt vải, tạc tượng, giã gạo, hát kể sử thi, biểu diễn dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc…; tái hiện không gian sinh hoạt lễ hội; tổ chức các trò chơi dân gian như đi cà kheo, bắn nỏ, kéo co, nhảy sạp, ném còn, bập bênh...; chế biến ẩm thực và thưởng thức các món ăn truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Đối với các trò chơi có phân chia thứ bậc, giải, ban tổ chức sẽ tặng quà những người chơi đạt giải cao. Quà tặng là sản phẩm thủ công truyền thống nhỏ, các món ăn truyền thống... của dân tộc tham gia trải nghiệm.

"Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển" sẽ tái hiện lại không gian sinh hoạt của các dân tộc thiểu số để người dân và du khách trải nghiệm, tìm hiểu về di sản. Ảnh: Hoàng Ngọc

"Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển" sẽ tái hiện lại không gian sinh hoạt của các dân tộc thiểu số để người dân và du khách trải nghiệm, tìm hiểu về di sản. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chương trình nhằm tạo không gian để người dân tham quan, tìm hiểu đặc trưng văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Thông qua mô hình giúp cộng đồng các dân tộc trong tỉnh quảng bá, giới thiệu văn hoá đến người dân và du khách; góp phần bảo tồn văn hoá truyền thống các dân tộc đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.

Kinh phí tổ chức chương trình từ nguồn vốn Dự án 6 thuộc Chương trình mục mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023. Trong đó, có chi phí ăn, đi lại, tiền công, hỗ trợ chuẩn bị đạo cụ cho nghệ nhân tham gia.

Có thể bạn quan tâm

Tây Nguyên trong tôi

Tây Nguyên trong tôi

(GLO)- Tôi về làng vào một ngày có nắng. Bước chân đưa tôi qua từng con đường nhỏ được thảm nhựa sạch sẽ, những tán cây xanh tỏa bóng mát dịu dàng, chan chứa cả khung trời bình yên. Vừa đi vừa ngẫm ngợi, tôi càng yêu mến những con người thật thà, chất phác, phóng khoáng nơi đây.
Tuổi thơ thương nhớ

Tuổi thơ thương nhớ

(GLO)- Tuổi thơ tôi không có những trò chơi hiện đại như game, chat hay xem phim ảnh từ máy tính, ti vi, điện thoại. Vậy nên, vào kỳ nghỉ hè, tôi được trở về với ruộng vườn thôn dã.
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư 256.250 tỷ đồng cho chương trình phát triển văn hóa

Trình Quốc hội chủ trương đầu tư 256.250 tỷ đồng cho chương trình phát triển văn hóa

(GLO)- Theo LĐO, sáng 3-6, tiếp tục kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Buồn vui ngày hè

Buồn vui ngày hè

(GLO)- Khi cái nắng mỗi lúc một nồng nàn, loài hoa học trò rực đỏ cùng tiếng ve réo rắt cũng là lúc các em học sinh bắt đầu bước vào kỳ nghỉ hè. Đây là quãng thời gian được mong chờ, háo hức nhất của học sinh.
Chuyện hoa quỳnh

Chuyện hoa quỳnh

(GLO)- Khi đọc câu “Hài văn lần bước dặm xanh/Một vùng như thể cây quỳnh cành giao” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, tôi rất tò mò về 2 loại cây này.
Phục dựng lễ hội: Đòn bẩy phát triển du lịch cộng đồng

Phục dựng lễ hội: Đòn bẩy phát triển du lịch cộng đồng

(GLO)- 5 năm qua, hàng chục lễ hội truyền thống được phục dựng tại các địa phương trong tỉnh Gia Lai. Điều đó cho thấy hệ thống lễ hội của các dân tộc thiểu số vô cùng phong phú, đặc sắc. Đây cũng là tài nguyên vô giá để định hình các sản phẩm du lịch, nhất là loại hình du lịch cộng đồng.
Thơ Phạm Thanh Dũng: Lời tỏ tình mùa hạ

Thơ Phạm Thanh Dũng: Lời tỏ tình mùa hạ

(GLO)- "Lời tỏ tình mùa hạ" là một bài thơ tình đầy lãng mạn, giàu hình ảnh của tác giả Phạm Thanh Dũng. Trong cơn mưa mùa hạ, chút nắng chiều hoàng hôn, gió mênh mang, lòng chàng trai nhận ra tình yêu chân thành dành cho cô gái, lòng bỗng thoảng chút bâng khuâng "tình ta có đậm đà"...
Lưu luyến mùa xa

Lưu luyến mùa xa

(GLO)- Những ngày này có lẽ thật nhiều cảm xúc đối với các thầy cô và lớp lớp học trò, nhất là học sinh cuối cấp. Sau 9 tháng miệt mài học tập và rèn luyện dưới mái trường thân thương cùng bè bạn, giây phút chia tay đã đến cùng bao cảm xúc.
Pleiku có 157 bộ cồng chiêng

Pleiku có 157 bộ cồng chiêng

(GLO)- Trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện có 157 bộ cồng chiêng, 682 nghệ nhân trình diễn cồng chiêng, xoang, 4 nghệ nhân chỉnh chiêng và 27 đội văn nghệ có sử dụng cồng chiêng.
Phụ nữ Đăk Pơ Pho bảo tồn nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ Đăk Pơ Pho bảo tồn nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Tiếng dệt vải bần bật, mạnh và dứt khoát xua tan cái im ắng quanh không gian ngôi nhà rông. Thanh âm của các khung dệt tạo nên giai điệu gần gũi và thân thuộc. Đó là một buổi sinh hoạt trong câu lạc bộ dệt thổ cẩm của phụ nữ xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.